| Hotline: 0983.970.780

Kêu gọi trên 5.000 tỷ đồng đầu tư 7 khu nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Bảy 02/11/2024 , 06:58 (GMT+7)

Cần Thơ Quy hoạch phát triển nông nghiệp TP Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, định hướng hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai.

Ngày 1/11, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một trong những nội dung quan trọng trong phương hướng phát triển nông nghiệp TP Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hình thành 7 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai, quy mô khoảng 1.665ha.

Đây sẽ là những dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư trên địa bàn thành phố thời kỳ 2022 – 2030, với tổng mức kêu gọi trên 5.000 tỷ đồng.

Sơ đồ mô phỏng vị trí đầu tư các khu nông nghiệp công nghệ cao tại TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Sơ đồ mô phỏng vị trí đầu tư các khu nông nghiệp công nghệ cao tại TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Trong đó, TP Cần Thơ sẽ quy hoạch lại Khu nông nghiệp công nghệ cao Cần Thơ hiện hữu, quy mô 244ha ở huyện Cờ Đỏ.

Đồng thời, quy hoạch mới 6 khu nông nghiệp công nghệ cao tại các xã Thạnh Tiến, Thạnh Lợi, Thạnh Quới (thuộc huyện Vĩnh Thạnh); xã Trường Xuân, Đông Thuận (thuộc huyện Thới Lai) và xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ; tổng diện tích trên 1.400ha.

Ngoài ra, TP Cần Thơ sẽ dành phần diện tích khoảng 11.500ha để phát triển hạ tầng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ và Nông trường sông Hậu.

Vừa qua, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ đã thực hiện rà soát về thủ tục pháp lý, vị trí đất xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, cũng như xác định số hộ bị ảnh hưởng, tham khảo giá đất... để đưa ra quy hoạch phù hợp.

TS Nguyễn Trọng Uyên, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đưa ra một số giải pháp để TP Cần Thơ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Kim Anh.

TS Nguyễn Trọng Uyên, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đưa ra một số giải pháp để TP Cần Thơ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Kim Anh.

TS Nguyễn Trọng Uyên, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ NN-PTNT) nhìn nhận, hiện nay các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán, khiến việc khuyến khích, nhân rộng gặp nhiều khó khăn.

Cả nước đã thành lập một số khu nông nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên quá trình hoạt động hiệu quả lại không cao.

Riêng tại TP Cần Thơ, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhất là thành phố chưa có khu, vùng hoặc doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được công nhận. Tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của đa số doanh nghiệp cũng còn yếu, do hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.

Đặc biệt, hạ tầng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nhất là hệ thống logistics trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản phát triển chưa đồng bộ. Do đó, chi phí vận chuyển, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp còn cao, giá thành khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở một số nước như: Trung Quốc, Thái Lan...

Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại TP Cần Thơ còn hạn chế. Ảnh: Kim Anh.

Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại TP Cần Thơ còn hạn chế. Ảnh: Kim Anh.

Từ những thực tế trên, để quy hoạch, kêu gọi đầu tư vào các khu nông nghiệp công nghệ cao của TP Cần Thơ, TS Nguyễn Trọng Uyên cho rằng, phải xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu. Nhất là hệ thống giao thông, vận chuyển, điện trong và ngoài các khu. Như thế sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư giảm bớt chi phí trong tiếp cận đầu vào và mở rộng thị trường đầu ra.

Đồng thời, TP Cần Thơ cần ưu tiên thu hút doanh nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò hạt nhân, dẫn dắt, phát triển chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ.

Sau đó, từng bước thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, mỗi ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) chỉ thành lập một khu, ưu tiên những khu có tiềm năng, khả năng thu hút đầu tư cao để đưa vào hoạt động trước, sau đó rút kinh nghiệm. Khi tỷ lệ lấp đầy ở các khu nông nghiệp công nghệ cao đạt từ 60 – 70% mới tính đến phương án mở khu mới.

Định hướng đến 2030, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ còn dư địa để phát triển vùng sản xuất lúa quy mô 48.000ha. Ảnh: Kim Anh.

Định hướng đến 2030, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ còn dư địa để phát triển vùng sản xuất lúa quy mô 48.000ha. Ảnh: Kim Anh.

TP Cần Thơ cần tiếp tục xây dựng chính sách đặc thù, ưu đãi, hỗ trợ với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ. Việc kêu gọi đầu tư cần đa dạng hình thức, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Phương án phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của TP Cần Thơ là bố trí không gian phát triển gắn với hạ tầng giao thông, thủy lợi để tăng cường liên kết giữa sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.

Thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, quy mô khoảng 250ha tại quận Bình Thủy và huyện Cờ Đỏ.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.