| Hotline: 0983.970.780

Khám phá thế giới những vật dụng siêu nhỏ

Thứ Bảy 24/06/2017 , 07:17 (GMT+7)

Phải nói ngay rằng đây là những vật dụng làng nghề tinh sảo, siêu nhỏ mang đậm nét nghệ thuật, nhỏ hơn cả trí tưởng tượng của con người.

1. Tác phẩm điêu khắc trong lọ thuỷ tinh

05-38-07_1
 

Nhằm tôn vinh thế giới tự nhiên và hướng con người vào việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, nữ nghệ nhân người Nhật, Akinobu Izumi vừa hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật có một không hai bằng giấy. Mô tả cây xanh, dưới gốc dựng một chiếc xe đạp hay hình con sứa, con cá, thuyền rồng, tuabin gió, cây thông Noel vv... tất cả đựng trong chiếc lọ thuỷ tinh bé tẹo.

Vật liệu chính là giấy, đất sét, keo dính và được đặt cho cái tên Thế giới thu nhỏ trong lọ thuỷ tinh để nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo vệ trái đất, giảm trừ tác động tiêu cực do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra.
 

2. Môtơ nano siêu nhỏ

05-38-07_2
 

Một trong những thiết bị nano đơn giản con người đã sản xuất được và đưa vào ứng dụng là các cơ cấu dùng cho nghiên cứu sinh học, y học chữa bệnh, giúp con người hiều sâu thêm cấu trúc cơ học của tế bào và tương lai sẽ sản xuất được các loại thiết bị cực nhỏ thay cho các bộ phận sống trong cơ thể.

Tiêu biểu có sản phẩm của ĐH Tufts vừa hoàn thành, có tên động cơ điện nano (electronanomotor). Gồm một nguyên tử lưu huỳnh và từ đó triển khai thành những cánh tay mới gồm nguyên tử carbon và hydro, được đặt trên một tấm đế bằng đồng, phía trên phân tử này là chiếc kim của một kính hiển vi điện tử quét đóng vai trò là cực âm cung cấp năng lượng. Kích thước toàn bộ của động cơ kể trên chỉ khoảng 1 nanomet (1nanomet = 1/1.000 triệu 1 mét), tồn tại ở mức nhiệt độ 5 độ Kelvin.
 

3. Sách kinh thánh bé tẹo

05-38-07_3
 

Nhờ công nghệ nano phát triển, năm 2007 các chuyên gia ở Công ty Technion của Israel đã chế tác thành công toàn bộ nội dung cuốn kinh thánh bằng tiếng Do Thái lên một khoảng không chỉ nhỏ bằng một nửa hạt cát. Như vậy người ta đã ép được trên 300.000 từ của kinh thánh lên bề mặt silicon rộng chỉ có 0,5mm2, bằng cách sử dụng silicone với các ion gllium (gllium ions).

Trước kỷ lục này, một cuốn kinh thánh khác đã được sách kỷ lục Guinness Thế giới công nhận, có kích thước 2,8 x 3,4 x 1cm, nặng 11,75 gam, bao gồm 1.514 trang do một giáo sư Ấn Độ chế tác hồi tháng 11/2001.
 

4. Máy bay cấp năng lượng bằng côn trùng

05-38-07_4
 

Năm 1981, một nhà phát minh trẻ tên là Margewet Cheney đã cho ra đời một mô hình máy bay cực nhỏ do chính các loại côn trùng đóng vai trò là những động cơ sống để cung cấp năng lượng cho chiếc máy bay này hoạt động.
 

5. Chiếc thuyền cực nhỏ

05-38-07_5
 

Tại bảo tàng cung điện Quốc gia (NPM) ở Đài Loan hiện đang trưng bày một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đó là chiếc thuyền được làm từ hạt quả ô liu với đầy đủ các đường nét, hoa văn, không khác gì chiếc thuyền dùng cho vua chúa thời phong kiến.

Đây là sản phẩm của nghệ nhân người Mỹ, Bob Shamey chế tác. Với tác phẩm này người ta cho rằng không phải những vật dụng thải bỏ, kể cả các loại hạt cây trồng là vô dụng, nếu nó qua tay các nghệ nhân cũng sẽ trở thành những món hàng có giá.
 

6. Bàn cờ siêu nhỏ

05-38-07_6
 

Kỷ lục này thuộc về bàn cờ làm thủ công của một nghệ nhân người Ấn Độ, ông M. Manikanda được sách Guinness Thế giới tôn vinh là chiếc bàn cờ thủ công nhỏ nhất thế giới xưa và nay, có kích thước 24mm2.

Một kỷ lục tương tự thuộc về một bàn cờ được quảng cáo bán trên mạng E-bay nhưng làm bằng vàng, kích thước 24 x 24 mm chế từ 6 gam và 24 cara giá 100.000 rubi (khoảng 2.175 USD hoặc 1.560 euro).
 

7. Văn bản khắc trên hạt gạo

05-38-07_7
 

Từ lâu gạo được xem là thực phẩm quan trọng đối với con người, nhưng gạo còn được xem là vật liệu để con người tạo ra những tác phẩm điêu khắc "xưa nay hiếm". Kỹ thuật điêu khắc trên hạt gạo có từ thời cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Tại Cung Topkapi ở Istanbul (TNK) hiện còn lưu giữ những tác phẩm độc đáo kiểu này, những hạt gạo được con người dùng để điêu khắc các tiết hoạ, văn bản và cả hình ảnh của Chúa, về kinh thánh. Những hạt gạo nghệ thuật cực nhỏ này đã được bảo quản trong những lọ thuỷ tinh có chứa huyền phù dầu khoáng nên không bị hư hỏng bởi tác động của môi trường.
 

8. Kỳ quan thế giới trong lỗ trôn kim

05-38-07_8
 

Nghệ nhân người Mỹ, Willard Wigam hiện nay đang thành tất một dự án điêu khắc kéo dài 5 năm đưa toàn bộ những kỳ quan thế giới vào trôn kim. Đây là những tác phẩm cực nhỏ được chế tác cực kỳ công phu, mỗi kỳ quan được thể hiện rõ nét và lắp gọn trong lỗ trôn kim.

Theo Wigam, ban đầu ông say mê nghề nuôi kiến, nhưng cách đây 5 năm chuyển sang điêu khắc các tác phẩm cực nhỏ, thể hiện những nét tổng thể của những kỳ quan thế giới đã được công nhận. "Do quá nhỏ nên tất cả những tác động môi trường, kể cả tiếng ồn cũng có thể gây gại cho các tác phẩm này, vì vậy phải hết sức thận trọng, chỉ cần một tiếng động mạnh, hay hắy hơi cũng có thể làm tan những công trình đã được hoàn thành công phu cách đây nhiều năm", Wigam tiết lộ.

(Theo Listverse.com - 6/2017)

Xem thêm
Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Khánh thành đền thờ anh hùng liệt sĩ hơn 50 tỷ. Hơn 50ha cây ăn quả ở Hà Tĩnh gặp hạn. Bến Tre: Giá dừa tươi lên mức 120.000 đồng/12 trái. Chia sẻ khó khăn với người dân về quê nghỉ lễ.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Thủy điện phải kéo dài thời gian xả, cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp

Yên Bái Cao điểm khô hạn ở vùng cao Văn Chấn, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các nhà máy thủy điện ưu tiên kéo dài thời gian xả nước, các hồ chứa phải đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm