| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành tượng Giáo sư Từ Giấy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Thứ Sáu 10/06/2022 , 14:57 (GMT+7)

Sáng 10/6, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức lễ khánh thành tượng Giáo sư Từ Giấy nhằm tri ân những đóng góp to lớn của ông cho ngành khoa học Dinh dưỡng Việt Nam.

Tượng Giáo sư Từ Giấy được đặt tại sảnh chính của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Tượng Giáo sư Từ Giấy được đặt tại sảnh chính của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Góp mặt trong sự kiện có sự tham gia của Viện trưởng, các giáo sư, tiến sĩ đã và đang công tác tại Viện, cùng với đó là đại diện gia đình của Giáo sư Từ Giấy. Tại buổi lễ, những câu chuyện chia sẻ về cuộc đời hoạt động, sự nghiệp cải thiện dinh dưỡng cho nhân dân của ông được chính các người con kể lại.

Được mệnh danh là cha đẻ của nền khoa học Dinh dưỡng Việt Nam hiện đại, Giáo sư Từ Giấy còn được thế giới tôn vinh là huyền thoại sống của ngành Dinh dưỡng thế giới. Các công trình nghiên cứu, sáng kiến về dinh dưỡng được cố giáo sư ấp ủ từ lúc còn trong giai đoạn khốc liệt của hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ.

Đại tá Từ Đễ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - con cả Giáo sư Từ Giấy, chia sẻ: 'Con cá lớn nhất cuộc đời mà cha tôi câu được chính là những cống hiến cho ngành dinh dưỡng nước nhà'.

Đại tá Từ Đễ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân - con cả Giáo sư Từ Giấy, chia sẻ: "Con cá lớn nhất cuộc đời mà cha tôi câu được chính là những cống hiến cho ngành dinh dưỡng nước nhà".

Tận mặt chứng kiến cảnh ăn mặc thiếu thốn, đói rét, bệnh tật của bộ đội ta thời chiến, ông trăn trở tìm cách cải thiện công tác vệ sinh phòng dịch trong môi trường quân đội, đồng thời làm chủ tờ báo Vui sống - Cơ quan truyền bá vệ sinh phòng dịch của Quân Y cục - nơi để tuyên truyền các thông tin về vệ sinh phòng bệnh, y học thường thức, dinh dưỡng…

Thời gian sau khi về nước, ông giữ chức Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh quân đội - Học viện Quân y rồi Phó Cục trưởng Cục Quân nhu kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ăn mặc quân đội (từ 1961-1966), những sáng kiến nổi bật, gắn với tên tuổi ông trong thời chiến điển hình có: “Gạo 4 túi”, “Rau rừng”, “Trạm, chế biến thực phẩm ở chiến trường”, “Lương khô N70, N71”.

Với ngành nông nghiệp, Giáo sư Từ Giấy là người nghĩ ra mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC). VAC là hệ sinh thái tái sinh năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các vật thải chăn nuôi để tạo ra một nền nông nghiệp bền vững cho giá trị kinh tế cao và còn nhiều tác dụng khác về môi trường, dinh dưỡng, sức khỏe, ổn định đời sống nông thôn.

Bức tranh mô hình Vườn - Ao - Chuồng được giới thiệu tại buổi lễ.

Bức tranh mô hình Vườn - Ao - Chuồng được giới thiệu tại buổi lễ.

Đề xuất xây dựng mô hình sinh thái VAC của cố giáo sư góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển nông nghiệp Việt Nam toàn diện, với chi phí đầu tư thấp nhưng đã kết hợp tốt giữa chăn nuôi và trồng trọt. Mô hình này đã cải thiện chất lượng dinh dưỡng bữa cơm của nhiều hộ gia đình Việt, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

Với một đời cống hiến cho sự nghiệp khoa học, chăm lo sức khỏe, dinh dưỡng và bữa ăn của người Việt Nam, Giáo sư Từ Giấy thực sự là một tấm gương mẫu mực về tinh thần ham học hỏi, sự cống hiến tận tâm, lao động không biết mệt mỏi, xứng đáng để lớp trẻ noi theo và học tập. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm