| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn trong việc di dời các trường đại học, bệnh viện khỏi Thủ đô

Thứ Hai 13/11/2023 , 10:22 (GMT+7)

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, thành phố gặp khó khăn trong việc di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội đô do thiếu cơ chế, nguồn lực.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, thành phố gặp khó khăn trong việc di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội đô do thiếu cơ chế, nguồn lực.

Bất cập trong việc di dời bệnh viện, trường học

Chiều 10/11, phát biểu tại tổ thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Hà Nội gặp khó khăn trong việc di dời bệnh viện, trường học do thiếu cơ chế, nguồn lực.

Việc di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học khỏi nội đô là nhiệm vụ được đặt ra từ lâu nhưng vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi đó, đây là mấu chốt để Hà Nội giải bài toán giảm dân số và giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc như ùn tắc, ô nhiễm, úng ngập.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: quochoi.vn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: quochoi.vn.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Hà Nội đã có định hướng quy hoạch thành phố thứ hai ở phía Tây, khu vực Xuân Mai. Đây sẽ là đô thị mới về khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo. Trước khi đặt ra vấn đề này trong quy hoạch, Hà Nội đã bắt tay vào việc di dời các cơ sở trong nội đô.

"Tuy nhiên, hầu hết bệnh viện, trường đại học đều theo cơ chế tự chủ. Bây giờ giao đất mới, liệu các đơn vị có tiền xây hay không", Bí thư nêu khó khăn.

Vì vậy, người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội đề nghị dự thảo luật xây dựng theo hướng giao thẩm quyền mạnh hơn cho thành phố. Hà Nội cần có cơ chế bỏ tiền ngân sách ra giải phóng mặt bằng, thậm chí xây trụ sở mới cho trường đại học, bệnh viện. Cơ sở cũ có thể trả lại cho thành phố hoặc làm cơ sở đào tạo sau đại học, cơ sở nghiên cứu hợp tác quốc tế để giảm dân cư.

Hà Nội đề nghị thêm quyền để di dời bệnh viện, đại học

Từ bất cập đã chỉ ra, Bí thư Hà Nội đề nghị giao thẩm quyền mạnh hơn cho thành phố. Hà Nội muốn có cơ chế được chủ động chi ngân sách giải phóng mặt bằng, thậm chí xây trụ sở mới cho trường học, bệnh viện, còn cơ sở cũ trả lại cho thành phố hoặc làm cơ sở đào tạo sau đại học, cơ sở nghiên cứu…

"Khi di dời được hệ thống giáo dục đại học tức là giúp chuyển khoảng một triệu sinh viên ra khỏi nội đô, kéo theo gần bằng số lượng đó dân cư đi theo. Đây chính là mục tiêu trong phát triển quy hoạch thủ đô", ông Đinh Tiến Dũng phân tích.

Bí thư Hà Nội cho hay thành phố cũng đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo trục lên phía Tây, như đường bộ lên Xuân Mai, đường sắt đô thị nối Văn Cao - Hòa Lạc và tiếp tục cải tạo tuyến quốc lộ hiện hữu.

Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, phân khu đô thị Xuân Mai có vai trò là trung tâm chính của một cực phát triển trong đô thị vệ tinh Xuân Mai. Tại đây sẽ hình thành các khu chức năng đô thị như đất ở, đất công trình công cộng, trường học, cây xanh, đất trung tâm nghiên cứu đào tạo (trường đại học cao đẳng hiện có), đất an ninh quốc phòng, cây xanh đô thị.

Trung tâm thương mại sẽ phát triển theo mô hình TOD (đô thị gắn với giao thông công cộng) tại các tuyến giao cắt giữa quốc lộ 6 với trục trung tâm. Hai tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch kết nối với khu vực này gồm tuyến Hà Đông - Xuân Mai kéo dài từ tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông) ga Yên Nghĩa đến hết đô thị vệ tinh Xuân Mai và tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

Năm 2009, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những mục tiêu của quy hoạch là giảm mật độ sinh viên và số trường trong trung tâm đô thị. Bộ Xây dựng được giao chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo lập quy hoạch, đề xuất hướng di dời một số cơ sở đạo tạo ở nội đô.

12 trường đại học, cao đẳng được đề xuất di dời, trong đó có Đại học Luật Hà Nội, Ngoại thương, Công đoàn, Xây dựng, Viện Đại học Mở Hà Nội... Tuy nhiên, sau 14 năm, hầu hết trường vẫn ở lại nội đô. 

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.