| Hotline: 0983.970.780

Không có điểm kết thúc trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm 20/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Thọ Xuân (Thanh Hóa) mới đạt bình quân 5,6 tiêu chí/xã.

Phần lớn các tiêu chí chưa đạt thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, cần nhiều vốn. Trong khi đó, mức sống của người dân còn thấp khiến chương trình xây dựng NTM tại địa phương này gặp muôn vàn khó khăn. Thọ Xuân đã làm gì để cán đích huyện NTM?
 

Quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Để huy động cả hệ thống chính trị chung tay xây dựng NTM, Thọ Xuân đã phát động phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và phong trào “Thọ Xuân chung sức xây dựng NTM".

Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích tăng đã giúp đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy giao nhiệm vụ cụ thể từng chuyên đề cho MTTQ và các tổ chức đoàn thể Chính trị - Xã hội tổ chức thực hiện, tiếp tục tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM.

Với vai trò và trách nhiệm của mình UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội chủ động phối hợp với các phòng, ngành, UBND các xã vận động đoàn viên, hội viên hiến đất, đóng góp tiền, của làm giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn. Hội phụ nữ với phong trào thi đua "Phụ nữ chung tay xây dựng NTM”, quỹ "Mái ấm tình thương”, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, xây dựng tuyến đường hoa tại các xã. Liên Đoàn Lao động huyện với phong trào thi đua “CNVCLĐ thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn” gắn với phong trào “Thọ Xuân chung sức xây dựng NTM”; vận động đoàn viên ủng hộ xây dựng, mua trang thiết bị nội thất các nhà văn hóa thôn, trường học...

Tính từ năm 2011 đến nay toàn huyện đã huy động 5.898,84 tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách Trung ương 136,8 tỷ đồng (2,32%); ngân sách tỉnh 171,6 tỷ đồng (2,91%); ngân sách huyện 680,8 tỷ đồng (11,54%); ngân sách xã 1.116,8 tỷ đồng (18,93%); doanh nghiệp, HTX 187,9 tỷ đồng (3,19%); vốn lồng ghép các dự án khác 149,26 (2,53%); nhân dân tham gia (tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, chỉnh trang nhà ở, vườn tạp......) 3.422,28 tỷ đồng (58,02%), nguồn khác (con em xa quê, ....) 33,4 tỷ đồng (0,57%).

Sau 8 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, đến năm 2018 kinh tế xã hội huyện Thọ Xuân đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) đạt 15,5% (KH 15,3%); cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng nông - lâm - thủy sản chiếm 17%; công nghiệp - xây dựng chiếm 50,2%; dịch vụ - thương mại chiếm 32,8%; tổng sản lượng lương thực đạt 123.106 tấn; thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 37 triệu đồng; 36/36 xã hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 42,6 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của các xã giảm từ 18,85% (2011) xuống còn 2,42% (2018).

Đến thời điểm này, có thể nói, Thọ Xuân đã đạt được các mục tiêu đề ra trong xây dựng huyện NTM. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần, dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn trong sạch vững mạnh; quốc phòng an ninh và trật tự trị an xã hội được giữ vững; huyện đạt 9/9 chỉ tiêu huyện NTM.
 

NTM không có điểm kết thúc

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tại Thọ Xuân ngay từ đầu được xác định là là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt, phải được thực hiện liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí luôn là mục tiêu hướng tới và phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân. Khi 100% số xã đã cán đích NTM, việc nâng cao các tiêu chí vẫn đang được tập trung chỉ đạo, thực hiện tích cực.

Trong những năm qua Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Hàng năm huyện hỗ trợ từ 2 - 3 tỷ đồng để khuyến khích thực hiện các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn.

Bộ mặt nông thôn ngày càng thay da đổi thịt.

Ngoài ra, Thọ Xuân chỉ đạo các xã tích cực đổi mới bộ giống, điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT và cơ giới hoá, nâng cao chất lượng và giá trị, đưa sản xuất phát triển toàn diện đạt nhiều thành tựu mới. Tính đến nay, khâu làm đất đã cơ giới hóa 100% diện tích, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp trên 90% diện tích.

Nông dân Thọ Xuân cũng đã đưa vào các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như: Bưởi diễn, bưởi da xanh, cam vinh, cam canh, thanh long ruột đỏ, ổi tứ quý, dưa các loại, nhiều giống lúa và ngô mới có năng suất, chất lượng cao. Trên địa bàn huyện có 9 mô hình nhà màng, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ kết hợp tưới nước tiết kiệm với diện tích trên 65.000 m 2, lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha/năm; 220 ha cây ăn quả có múi tập trung với giá trị thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm, 2 HTX sản xuất rau an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGap, ....

Trong thời gian qua, huyện đã xây dựng và duy trì thực hiện được 16 cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống, lúa thương phẩm tại 14 xã. Mỗi cánh đồng với diện tích thấp nhất là 20 ha/vụ và lớn nhất là 200 ha/vụ cho thu nhập tăng thêm 3,6 triệu đồng/ha/năm.

Ngành chăn nuôi được tập trung chỉ đạo theo hướng chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang mô hình trang trại, gia trại và sản xuất hàng hóa với 105 trang trại, gia trại. Đến năm 2018, tổng vốn đầu tư của các trang trại, gia trại 121.985 triệu đồng; tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 184.110 triệu đồng, tổng thu nhập đạt 62.125 triệu đồng; giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động, với mức lương bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2018 huyện đã triển khai thực hiện thí điểm 21 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 6 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn; 3 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, 12 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm. Các mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp được tăng lên đáng kể.

Trên địa bàn huyện có 45 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động hiệu quả với tổng số thành viên là 10.848 người. Năm 2018 tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn đạt 33,75 tỷ đồng, tăng 300% so với năm 2011, lợi nhuận bình quân của các HTX đạt 130 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX là hơn 2 triệu đồng/người/tháng. Trong số này có 36 HTX nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 1.740 tỷ đồng (2015) lên 2.223,817 tỷ đồng (2018); giá trị sản phẩm tăng từ 90 triệu đồng/ha/năm (2016) lên 98,5 triệu đồng/ha/năm (2018).

Sau đạt chuẩn, các xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí, từng bước xây dựng huyện Thọ Xuân thành huyện nông thôn mới kiểu .

Các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2013-2016 hiện đã rà soát và tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng tiêu chí. Đến nay, 18/18 xã đều duy trì và đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới, chất lượng của các tiêu chí được nâng lên rõ rệt so với thời điểm xét công nhận đạt chuẩn. Trong đó, 18 xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2017 - 2018 chất lượng các tiêu chí được nâng cao về chất lượng, đảm bảo yêu cầu tiêu chí xã NTM giai đoạn 2017-2020. Thọ Xuân phấn đấu đến năm 2025 có 36/36 xã hoàn thành bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, 10 xã trở lên đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm