| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Nắng nóng gay gắt, nhiều nơi tôm chết

Thứ Sáu 26/04/2019 , 12:29 (GMT+7)

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, có thời điểm lên đến 37-38 độ C, chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, cùng với việc xuất hiện mưa trái mùa, đã khiến tôm nuôi bị sốc môi trường và dịch bệnh, diện tích thiệt hại đang tăng rất nhanh.

Hiện đang là cao điểm mùa khô hạn ở ĐBSCL, trời nắng như đổ lửa.  Chúng tôi tìm về vùng U Minh Thượng, gồm các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận, vùng nuôi tôm quảng canh lớn nhất tỉnh Kiên Giang, đi đâu cũng nghe người dân than phiền về tình trạng tôm chết. Nhiều vuông tôm rong, tảo nổi che kín mặt nước. Một số vuông tôm chết nông dân tháo nước ra cạn trơ đáy.

Một số vuông tôm chết nông dân tháo nước ra cạn trơ đáy, thu hút đàn cò đến kiếm ăn

Tại huyện An Minh, theo ghi nhận đã có cả ngàn ha tôm nuôi bị thiệt hại. Ông Nguyễn Văn Bình, ở xã Thuận Hòa, cho biết: “Gia đình tôi có gần 3 ha nuôi tôm quảng canh theo mô hình tôm - lúa. Từ giữa tháng 4 cho đến nay, nắng nóng quá, bày tôm thả nuôi được 1,5 tháng cứ đâm đầu vào bờ chết sạch. Thấy mấy hộ chung quanh bị thiệt hại, tôi đã tìm mọi cách để cứu tôm nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi”.

Nắng nóng gay gắt khiến tôm nuôi bị số môi trường, đâm đầu vào bờ chết hàng loạt, diện tích thiệt hại tăng nhanh

Theo các hộ dân nuôi tôm ở đây, nắng nóng khiến nước trên vuông cạn rất nhanh. Nhưng bơm nước sông để châm vào cũng không xong, vì hiện độ mặn dưới sông đã quá cao. Đó là chưa kể dễ bị lây lan dịch bệnh do các hộ bị thiệt hại xả nước ra môi trường.   

Ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng NN-PTNT An Minh cho biết, toàn huyện từ đầu năm đến nay đã thả nuôi được 101.536 ha thủy sản, trong đó có 47.832 ha tôm sú, 46.946 ha cua biển, còn lại là sò huyết, nghêu, lụa, vẹm xanh, cá… Diện tích thu hoạch chính vụ đến nay được 17.322 ha, sản lượng đạt 8.200 tấn.

Nguyên nhân chủ yếu là do tôm bị số môi trường (1.004 ha), chỉ có 44,7 ha được xác định là bị bệnh đốm trắng và EMS. 

Diện tích còn lại chưa thu hoạch do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, đã làm 1.048 ha tôm nuôi bị thiệt hại và ảnh hưởng, trong đó thiệt hại dưới 30% là 281 ha, thiệt hại từ 30-70% là 616 ha và 151 ha thiệt hại trên 70%. Để dập dịch, huyện đã cấp phát 4,3 tấn Chlorin cho các hộ nuôi bị thiệt hại dập dịch, xử lý môi trường. hạn chế lây lan ra diện rộng”, ông Khanh cho biết.

 Nắng nóng gay gắt, mực nước trong vuông thấp, khiến rong, tảo xuất hiện dày đặc, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi

Tương tự, tại huyện An Biên, tình hình tôm chết cũng đang có dấu hiệu tăng nhanh. Theo ông Ngô Trấn Hỷ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, toàn huyện đến nay đã thả nuôi được 23.721 ha tôm, trong đó tôm – lúa chiếm tới 20.709 ha. Khó khăn hiện nay người nuôi tôm đang gặp phải là trời nắng nóng gay gắt kéo dài, độ mặn ở các khu vực ven biển quá cao không thể bơm trực tiếp vào vuông. Chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Theo ghi nhận, toàn huyện An Biên đã có 53 ha tôm nuôi của 26 hộ dân bị bệnh đốm trắng, trên 410 ha bị thiệt hại và ảnh hưởng do yếu tố môi trường.

Đáng chú ý là chỉ hơn 10 ngày thượng tuần tháng tư, toàn tỉnh đã phát hiện thêm 26 ổ dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Tăng rất nhanh so với những tháng đầu năm. 

Tính đến giữa tháng 4, nông dân Kiên Giang đã thả nuôi được 119.461 ha tôm nuôi nước lợ, trong đó có 1.081 ha nuôi thâm canh công nghiệp, gần 92.000 ha nuôi quảng canh tôm – lúa, còn lại là quảng canh cải tiến. Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, qua giám sát đã phát hiện 61 ổ dịch bệnh đốm trắng và 12 ổ dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, với tổng diện tích thiệt hại là 370 ha. 

Chi cục đã xuất cấp miễn phí gần 8,7 tấn hóa chất sát trùng Chlorine cho 55 hộ nuôi tôm bị bệnh để bao vây, tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế lây lan.

Rong, tảo nổi dày đặc trong vuông tôm, người dân phải cực công vớt bỏ lên bờ, làm sạch ao nuôi 

Theo nhận định, hiện nay nắng nóng gay gắt, độ mặn kênh cấp cao, cùng với việc xuất hiện một số cơn mưa trái mùa, mực nước trong ao rất thấp, xuất hiện nhiều rong, tảo, trong khi hầu hết người dân không bố trí ao lắng, trữ nước để xử lý trước khi cấp vào ao. Vì vậy nhiều ao bị thiếu nước, hàm lượng oxy thấp, ô nhiễm khí độc H2S, NH3, … nên nguy cơ xảy ra thiệt hại do môi trường, dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao, nhất là đối với các khu vực nuôi tôm quảng canh cải tiến ở vùng U Minh Thượng.

Theo dự báo, thời tiết những ngày cuối tháng 4 tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cùng với việc xuất hiện những cơn mưa trái mùa vào buổi chiều – tối gây biến đổi đột ngột các yếu tố môi trường trong ao nuôi làm tôm nuôi bị sốc, suy giảm sức đề kháng và mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. 

Để hạn chế dịch bệnh, người nuôi cần bố trí ao chứa, ao lắng để dự trữ nước và xử lý diệt khuẩn thật kỹ trước khi đưa vào ao nuôi, duy trì mực nước trong ao thích hợp, nhất là đối với hình thức nuôi tôm-lúa, quảng canh, quảng canh cải tiến phải duy trì độ cao mực nước tối thiểu 0,3 - 0,5 m tính từ mặt trảng, để hạn chế sự biến động của các yếu tố môi trường gây sốc cho tôm và bù trừ sự bốc hơi nước trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm