| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật trồng và bón phân cho dưa hấu

Thứ Tư 23/07/2008 , 08:30 (GMT+7)

1. Thời vụ

Nước ta có thể trồng dưa hấu hầu như quanh năm. Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 - 30/12 DL); Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 DL và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán; Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 2- 5 DL.

2. Gieo hạt, ươm cây con

Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1ha dưa hấu là 0,5- 1, 0kg. Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1-2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4-6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24-36 giờ ở nhiệt độ 28-30oC cho nức mầm. Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60-80 cm, cao 15-20 cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.

3. Sửa soạn đất, trồng cây

-Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1-2 lượt rồi đào mương lên líp.

-Khoảng cách luống thường 2,5 -3m cho luống đơn và 4,5 - 6m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30-40 cm, sâu 40 cm. bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80-90 cm, cao 15-20 cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5- 0,6 m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ha.

-Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn.

4. Bón phân - chăm sóc

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Gồm phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha; vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha; phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13 XK: 1.000 - 1200 kg/ha

 Bón lót toàn bộ 1.000 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1.000 kg vôi bột và 500 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc BVTV như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế…Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đụt lỗ, gieo hạt…

Bón thúc lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng): 150 - 200kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha; bón thúc lần 2 (20-22 ngày sau khi trồng):150 -200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha; bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 - 300 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha

5. Một số sâu hại dưa hấu quan trọng

-Bọ dưa: Phòng trừ bằng cách bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc).

-Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

-Bọ trĩ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên; phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá); thay đổi lọai thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc; thuốc hữu hiệu là: Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor. FEAT 25 EC liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?