| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt

Thứ Hai 17/07/2023 , 14:15 (GMT+7)

Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã giúp nhiều hộ dân nơi đây vươn lên làm giàu.

 

Nằm ở vùng ven biển của huyện Giao Thủy (Nam Định), Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một bãi bồi rộng lớn, với diện tích tự nhiên hơn 7.000ha có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú với cánh rừng sú, vẹt xanh rộng lớn bao quanh.

Hàng năm, từ tháng 4 đến tháng 7, những cánh rừng sú, vẹt lại nở hoa thơm ngát. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để nghề nuôi ong phát triển, người thợ nuôi ong tất bật với công việc, cùng đàn ong khai thác nguồn lợi tự nhiên.

Người dân cho hay hoạt động khai thác mật ong từ rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy có từ nhiều năm trước.

Vào mùa khai thác mật ong rừng sú, vẹt. Các hộ nuôi ong, đặt tổ ong tại khu vực đầu Cồn Ngạn và vùng đệm Vườn Quốc gia.

Phần lớn các hộ sử dụng giống ong nhập ngoại để khai thác mật. 

Ong ngoại có tỷ lệ đẻ trứng cao, thế đàn lớn, cho năng suất và chất lượng sản phẩm được đánh giá tốt hơn so với ong nội.

Số người nuôi ong và số lượng đàn ong khai thác mật ong sú vẹt tại Vườn Quốc gia có xu hướng tăng lên theo từng năm.

Gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật hơn 10 năm qua, năm nào đến mùa hoa sú vẹt nở, anh Nguyễn Văn Tùng (xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, Nam Định) cũng di chuyển đàn ong của mình về Vườn Quốc gia Xuân Thủy để lấy mật.

Anh Tùng còn cho biết: "Sú vẹt là một loại cây mọc ở ven biển, đặc tính sống là nửa nước và nửa cạn, hoa sú vẹt nở tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Năm nay mùa hoa sú vẹt anh đặt 1.000 đàn ong nằm ven con đường nhỏ khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia gần với nơi nhiều hoa để ong lấy mật hiệu quả nhất, như vậy sẽ ít phải cho ong ăn thêm bên ngoài".

Ông Vũ Quốc Đạt, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy cho biết mùa hoa sú vẹt năm nay có khoảng 20 chủ thể nuôi ong với khoảng 8.000 đàn ong về lấy mật, cao hơn năm 2022 là 20%.

Ông Đạt thông tin: 'Vào mùa cũng được một thời gian, nhưng năm nay sản lượng không cao bởi mật sú năm nay không nhiều như mọi năm. Như năm 2022, sản lượng mật ong hoa sú vẹt được khoảng 60 tấn. Giá mật dao động từ 150.000 đến 220.000 đồng/kg".

Ông Vũ Quốc Đạt, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy còn cho biết: “Năm 2021, Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thành công trong việc tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn Quốc gia Xuân Thủy”. Nguồn thức ăn tại đây hoàn toàn tự nhiên nên mật ong sú vẹt rất an toàn, được thị trường ưa chuộng.

Nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt ngoài lợi ích kinh tế còn duy trì tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Ảnh 10:39

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Xem thêm