| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 12/01/2019 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 12/01/2019

Làm sao giải quyết sai phạm của quan chức tha hóa?

Tại Hội nghị lần thứ 9 khóa 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Tất Thành Cang, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Đây là một tín hiệu tích cực nữa về công tác phòng chống tham nhũng và các biểu hiện suy thoái. Tuy nhiên, những hậu quả mà ông Tất Thành Cang gây ra ở đô thị lớn nhất phương Nam phải được giải quyết như thế nào?

tt-thnh-cng105931208
Ông Tất Thành Cang

Ông Tất Thành Cang là một cán bộ từng trải qua môi trường quân đội và trưởng thành từ phong trào thanh niên. Con đường quan chức của ông Tất Thành Cang lên như diều gặp gió. Thế nhưng, đáng tiếc thay, sự lạm quyền khiến ông Tất Thành Cang trượt dài vào con đường tha hóa đạo đức cán bộ. Trong những sai phạm của ông Tất Thành Cang, có ba vụ việc để lại hậu quả khôn lường.

Thứ nhất, khi đang giữ chức Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, ông Tất Thành Cang ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Thứ hai, ông Tất Thành Cang đã chuyển nhượng đất công cho tư nhân với giá rẻ hơn thị trường. Ngày 22/5/2017, đơn vị kinh tế của Thành ủy TP.HCM là Công ty Tân Thuận có văn bản số 614/CV-HĐTV gửi Văn phòng Thành ủy để xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho công ty Quốc Cường Gia Lai, nhằm thu hồi vốn.

Ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - Tất Thành Cang, thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án Khu dân cư Phước Kiển cho công ty Quốc Cường Gia Lai. Trớ trêu thay, tờ trình của công ty Tân Thuận đề xuất là "hợp tác kinh doanh" nhưng ông Tất Thành Cang đã hồn nhiên chỉ đạo “chuyển nhượng” luôn khu đất. Nghĩa là chỉ cần một cú vung tay của ông Tất Thành Cang, đất công đã chui vào túi tư nhân với khoản lợi nhuận kếch sù. Nếu khẳng định, ông Tất Thành Cang hoàn toàn vô tư để bán đất ở khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, thì có lẽ chẳng ai dám tin!

Thứ ba, ông Tất Thành Cang thao túng cổ phần tại Công ty Tân Thuận - IPC trực thuộc UBND TPHCM. Theo đề án tái cơ cấu, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty IPC không được giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco. Thế nhưng IPC đã phớt lờ yêu cầu này khi tiến hành tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống còn 28,8%, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Vì sao lãnh đạo IPC to gan như vậy? Đơn giản, vì họ dựa vào cái gật đầu của ông Tất Thành Cang. Trong bối cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%, thì IPC việc gì phải giảm tỷ lện sở hữu? Tại văn bản 730/IPC.17 ngày 16.6.2017 của IPC báo cáo UBND TP, có nêu: “ hường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại thông báo 495-TB/VPTU…”. Tuy nhiên, Thanh tra TP.HCM đã kiểm tra và phản bác vấn đề này, vì cụm từ “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương…” là không chính xác. Thực chất, đó chỉ là sự truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM - Tất Thành Cang mà thôi. Thanh tra TP.HCM kết luận, việc giảm tỷ lệ góp vốn của IPC tại Sadeco, có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, cần được làm rõ.

Ông Tất Thành Cang không chỉ ngất ngưởng cương vị Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, mà vợ của ông cũng là đương kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Lẽ ra, ông Tất Thành Cang phải làm tấm gương cho những cán bộ trẻ noi theo, đằng này ông lại lạm quyền để ban phát nhiều văn bản gây xáo trộn xã hội.

Sau khi ông Tất Thành Cang bị cách chức, những hậu quả ông để lại cũng là bài toán hóc búa đối với lãnh đạo đô thị lớn nhất phương Nam. Dự án 4 con đường ở khu đô thị Thủ Thiêm đã giao cho Công ty Đại Quang Minh, có thể thương lượng lại không? Dự án 32ha ở Phước Kiển có giá trị trường hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng chỉ bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, thì khoản chênh lệch bắt ai gánh chịu? Những cổ phần mà ông IPC đã chuyển nhượng ở Sadeco có thể thu hồi lại không?

Chỉ cần gợi ra những câu hỏi như vậy, để thấy rằng sai phạm của ông Tất Thành Cang xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm