| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề nón lá Sai Nga được công nhận là Di sản Văn hóa

Thứ Sáu 29/01/2021 , 08:01 (GMT+7)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận làng nghề nón lá Sai Nga là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia - loại hình thủ công truyền thống.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận làng nghề nón lá Sai Nga, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình  thủ công truyền thống.

Chứng nhận làng nghề nón lá Sai Nga là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TN

Chứng nhận làng nghề nón lá Sai Nga là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TN

Sự kiện này là niềm vui không chỉ cho các nghệ nhân và bà con Sai Nga nói riêng mà còn là niềm tự hào của người dân đất Tổ. Đây cũng là bước đi quan trọng trong xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương; giúp cho nghề làm nón ở Sai Nga phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ về gốc tích của nghề làm nón, các bậc cao niên còn sống ở địa phương cho biết nghề nón nơi đây xuất hiện chính thức và phát triển mạnh mẽ từ khoảng những năm 1950. Đầu tiên là một số người dân ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) trong thời kỳ tản cư về đất Sai Nga, họ đã mang theo nghề làm nón. Trải qua thời gian, nghề làm nón lá Sai Nga vẫn được người dân bảo tồn, phát triển.

 Hiện xã Sai Nga có một hợp tác xã nón lá với 26 hộ thành viên, các gia đình trong hợp tác xã liên kết hỗ trợ nhau về kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu vào, đầu ra. Hàng năm hợp tác xã đã tổ chức được các lớp tập huấn về kỹ thuật làm nón.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Giám đốc hợp tác xã nón lá Sai Nga cho biết: “Năm nay rất vinh dự cho làng nghề chúng tôi được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, đây là niềm tự hào của người dân trong làng nghề và trong tỉnh; từ đây mở ra hướng đi phát triển mới cho làng nghề và các thành viên trong hợp tác xã đã cùng giúp đỡ lẫn nhau truyền dạy nghề cho nhau, đặc biệt chú ý truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn phát triển nghề nón lá truyền thống ở địa phương”.

Các thế hệ người dân Sai Nga truyền dạy nhau để giữ nghề truyền thống. Ảnh: TN

Các thế hệ người dân Sai Nga truyền dạy nhau để giữ nghề truyền thống. Ảnh: TN

Bình quân mỗi năm cả làng sản xuất ước đạt hơn 600.000 chiếc nón, doanh thu hàng chục tỷ đồng. Sản phẩm làm ra đều được thương lái thu mua tận nơi hoặc bán tại chợ phiên, nhưng đa phần người làm nón ở Sai Nga vẫn thích đem nón đến chợ phiên và coi đó như một nét văn hóa của làng. 

Người dân Sai Nga vui mừng đón bằng công nhận. Ảnh: TN

Người dân Sai Nga vui mừng đón bằng công nhận. Ảnh: TN

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.