| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Thứ Tư 01/02/2023 , 19:43 (GMT+7)

Tỉnh Lạng Sơn tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu, tạo động lực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Thu hút đầu tư vùng kinh tế trọng điểm

Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (Việt Nam), nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm của quốc gia Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với hệ thống gồm 12 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửa khẩu phụ đã tạo điều kiện thuận lợi để Lạng Sơn phát triển kinh tế cửa khẩu.

Xác định phát triển khu kinh tế cửa khẩu trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

Một trong những giải pháp của tỉnh Lạng Sơn là tập trung vào việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Một trong những giải pháp của tỉnh Lạng Sơn là tập trung vào việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trong 5 năm gần đây, tỉnh đã tích cực huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu với tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn ngân sách nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. Qua đó đã nhanh chóng tạo ra được hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ ở khu vực các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma.

Bên cạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tỉnh Lạng Sơn còn cải thiện môi trường đầu tư, ban hành nhiều cơ chế ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp. Ðến nay, đã có 126 dự án trong nước được đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Ðồng Ðăng với tổng vốn đăng ký đạt hơn 13.000 tỷ đồng và 20 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký hơn 207 triệu USD.

Trong đó, tại các cửa khẩu hiện có 29 dự án đầu tư kinh doanh bến bãi với số vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng; gần 50 dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ với số vốn đầu tư đăng ký hơn 3.100 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, lưu giữ, bảo quản hàng hóa phục vụ xuất, nhập khẩu.

Ngoài đầu tư hạ tầng cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Đặc biệt, từ tháng 2 năm 2022, tỉnh đã triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số tại hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh nhằm tự động hóa quy trình, công khai minh bạch, giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Ông Phùng Văn Ba, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh, Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết: “Ngay từ đầu năm, tỉnh Lạng Sơn đã lựa chọn Chi cục Hải quan Tân Thanh là đơn vị để thực hiện chuyển đổi số của tỉnh. Do đó, tỉnh đã đầu tư xây dựng nền tảng cửa khẩu số sử dụng trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, đến nay cơ bản đã hoạt động ổn định. Các lực lượng chức năng đều sử dụng trên một nền dữ liệu rất là thuận lợi cho việc vận hành, các doanh nghiệp cũng có thể khai báo bất kỳ ở chỗ nào".

Nhờ chuyển đổi số trong ngành hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc khai báo cũng như là minh bạch hơn trong việc quản lý của các lực lượng chức năng trên cửa khẩu nhất là đối với hoạt động xuất nhập như hiện nay, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan chức năng với doanh nghiệp, phòng chống covid-19 cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu

Gần 3 năm thực hiện công tác phòng chống dịch covid-19, hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ liên tục phải thay đổi các phương thức cho phù hợp với tình hình, theo hướng ngày càng siết chặt.

Đến ngày 8/1, Trung Quốc chính thức thực hiện chính sách nới lỏng các biện pháp phòng chống covid-19, theo đó đã có nhiều tác động đến hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hoá.

Ghi nhận tại cửa khẩu Tân Thanh trong những ngày đầu xuân, từng đoàn xe chở nông sản xuất khẩu chủ yếu là thanh long, dưa hấu, xoài, mít và tinh bột sắn đang nối đuôi nhau thành hàng dài thông quan sang nước bạn Trung Quốc.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo số liệu thống kê, từ ngày mồng 3 Tết Quý Mão, tức từ ngày 24/01 đến nay, trung bình mỗi ngày cửa khẩu này thông quan khoảng gần 200 xe nông sản xuất khẩu. Không chỉ riêng cửa khẩu Tân Thanh, hiện nay tại các cửa khẩu khác của Lạng Sơn như Cốc Nam, cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Chi Ma và cửa khẩu Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng, hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã sôi động, tấp nập trở lại.

Anh Nguyễn Đức Việt, một chủ hàng chuyên xuất nhập khẩu hàng nông sản tại tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: “Sau thời gian khó khăn, bắt đầu từ tháng 1 năm nay việc xuất khẩu đã thông thoáng hơn. Chúng tôi mong một năm tới lượng hàng sẽ càng dồi dào càng phát triển, một năm làm ăn thuận lợi không vướng mắc, không tắc đường”.

Hiện năng lực thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục được nâng cao, trung bình đạt 400 - 500 xe/ngày. Cơ bản hàng hóa vận chuyển lên các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đều được thông quan hết trong ngày, hàng tồn cuối ngày rất ít. 

Trong tháng 1, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt trên 1,7 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Lạng Sơn đạt 111 triệu Đô la Mỹ, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022, với gần 170 nghìn tấn nông sản của cả nước được xuất khẩu thuận lợi qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Tỉnh Lạng Sơn định hướng phát triển nhanh, bền vững kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021-2025 gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch; hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các khu vực cửa khẩu; tạo môi trường thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi.

Năm 2022, tỉnh Lạng Sơn tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công như đường Bản Giểng (nối từ đường Chi Ma - Tú Mịch sang Co Sa); đường giao thông Khu công nghiệp Đồng Bành (giai đoạn 1); đường phục vụ xuất nhập khẩu, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh với khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc). Bên cạnh đó, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu chức năng như khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất 1, khu phi thuế quan và một số dự án khác.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất