| Hotline: 0983.970.780

Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là di sản văn hóa quốc gia

Thứ Năm 12/12/2024 , 11:57 (GMT+7)

Lễ hội Đền Thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Internet.

Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Internet.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 3986/QĐ-BVHTTDL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia  đối với Lễ hội Đền Thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Việc lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ có ý nghĩa lớn đối với người dân Ninh Bình mà còn tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo tồn di sản, như các chương trình nghiên cứu, giáo dục và truyền thông về giá trị của lễ hội, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa của Lễ hội trong cuộc sống hiện đại.

Lễ hội đền Thánh Nguyễn là một trong những lễ hội nổi tiếng của Cố đô Hoa Lư diễn ra từ ngày mùng 8-10/3 âm lịch.

Đây là một trong những lễ hội lớn ở tỉnh Ninh Bình, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không. Lễ hội lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng, được duy trì, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Từ xa xưa, dân gian lưu truyền rằng "Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương sinh thánh" để nói về vùng đất địa linh đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và Thiền sư Nguyễn Minh Không, vị Quốc sư triều Lý, quê quán ở làng Điềm Giang, ngôi đền thờ ngài - đền Thánh Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay.

Đây là ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, có tên gọi cổ xưa là Đàm Gia Loan, sau đổi là Đàm Xá, nay là hai xã Gia Tiến và Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Theo truyền thuyết, khoảng năm 1121, sư Nguyễn Minh Không về quê Đàm Xá xây dựng một ngôi chùa nhỏ thờ Phật, tên là Viên Quang tự để tu tập và hành đạo cứu người. Tháng 8/1141, Quốc sư Nguyễn Minh Không mất, người đời sau tôn ông là đức Thánh, để tưởng nhớ công ơn, nhân dân đã chuyển chùa Viên Quang thành nơi thờ tự Ngài.

Đền Thánh Nguyễn nằm trên mảnh đất dài 100m, rộng hơn 40m, được xem như một di tích thuộc "Hoa Lư tứ trấn". Công trình là điển hình kiến trúc của thời Hậu Lê, vừa hài hòa, vừa trang nghiêm. Di tích lịch sử văn hóa đền Thánh Nguyễn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989.

Lễ hội đền Thánh Nguyễn trước đây được tổ chức 6 năm một lần hội chính nhưng từ năm 2001 đến nay, lễ hội được tổ chức hằng năm.

Xem thêm
Công tử Bạc Liêu trên màn ảnh mờ nhạt cá tính

Công tử Bạc Liêu là nhân vật để lại nhiều giai thoại trong đời sống cộng đồng, nhưng khi được tái hiện thành một tác phẩm điện ảnh lại không mấy ấn tượng.

Messi và Ronaldo vắng tên trong đội hình hay nhất năm của thế giới

2 ngôi sao nổi tiếng không có tên trong danh sách đội hình hay nhất năm 2024 của bóng đá thế giới.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.