Bình Định là tỉnh đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo, bởi trên địa bàn có huyện Hoài Ân là địa phương được mệnh danh là vựa heo lớn nhất miền Trung. Gần như 100% hộ dân ở Hoài Ân đều lấy nghề nuôi heo làm nguồn thu chính trong nông hộ.
Đứng trước thực trạng giá heo giá heo lên tục giảm mà giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người chăn nuôi ở Bình Định bỗng dưng quay mặt với chăn nuôi khiến chính quyền địa phương rất lo lắng.
Đồng ý giá heo giảm là do thị trường, một phần là vì thời gian qua do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ thịt heo bị ách tắc, lượng heo tồn đọng chồng chất, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Thêm vào đó, hiện nay dù các địa phương đã nới lỏng giãn cách, nhưng các thành phố lớn như TP HCM và Đà Nẵng sinh hoạt vẫn chưa thật sự hồi phục, hàng quán, các bếp ăn tập thể của cơ quan, nhà trường chưa tái lập được hoạt động như trước đây, nên mọi thứ lương thực thực phẩm trong đó có thịt heo chưa được tiêu thụ mạnh.
Tình hình trên dẫn tới tốc độ tái đàn heo trên địa bàn bị chững lại, thậm chí yếu hẳn đi. Để khắc phục, Bình Định đang tập trung động viên các trang trại, gia trại chăn nuôi heo lớn trên địa bàn duy trì tốc độ tái đàn để có sản phẩm cung ứng cho thị trường dịp cuối năm, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chúng tôi hướng dẫn cơ sở chăn nuôi tiết kiệm chi phí đầu vào bằng cách tiết kiệm triệt để. Ví như trước đây trong chuồng nuôi có 4 quạt hút gió hoạt động liên tục thì trong giai đoạn này chỉ sử dụng 1 máy quạt để hút mùi để tiết kiệm điện. Đồng thời hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi tự phối trộn thức ăn cho heo để giảm chi phí.
Nếu trước đây cám cho heo ăn mua nguyên bao thì nay mua mua nguyên liệu ngô, sắn về tự phối trộn rồi pha thêm khoáng, chất can-xi vào cho heo ăn, chắc chắn chất lượng cũng không thua kém mấy so với cám mua nguyên bao. Tích cực tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp chế biến thịt gia súc để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, Bình Định cũng làm việc với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam đóng trên địa bàn đẩy mạnh thu heo để cấp đông, dự trữ, nhằm góp phần giải quyết đầu ra cho heo trên địa bàn.
Trong bối cảnh khó khăn hiện hữu, ngành chức năng Bình Định đang tiến hành làm việc với các ngân hàng để yêu cầu ngân hàng giãn nợ cho những cơ sở, hộ chăn nuôi heo, cho vay thêm để hộ dân có điều kiện tái đàn.
Đồng thời làm việc với hơn 10 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đang đóng trên địa bàn xem xét giảm giá bán nhằm chia sẻ với người chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn này.
Trước tình trạng này, chúng tôi khẩn thiết đề nghị Bộ NN-PTNT làm việc với Bộ Công thương, đề nghị Bộ Công thương hạn chế nhập khẩu heo và sản phẩm heo để cân bằng thị trường trong nước.
Đề nghị Bộ Công thương tháo gỡ rào cản về kỹ thuật đông lạnh để các doanh nghiệp Việt Nam thoải mái thu mua thịt heo của nông dân cấp đông để góp phần bình ổn thị trường.
Đồng thời đề nghị hệ thống ngân hàng có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi để tạo điều kiện duy trì chăn nuôi heo trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Đặc biệt, chúng tôi đề nghị ngành chức năng đưa thịt heo vào danh mục được bảo trợ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến mặt hàng thịt heo.