| Hotline: 0983.970.780

Lũ lại lập cột mốc lịch sử, dân Quỳnh Lưu quay cuồng chống chọi

Thứ Sáu 30/09/2022 , 19:38 (GMT+7)

NGHỆ AN Bầu trời Nghệ An đã ngừng dội mưa nặng hạt nhưng hồ Vực Mấu lại xả lũ khiến gần 5.000 hộ dân huyện Quỳnh Lưu vẫn đang phải quay cuồng chống chọi.

Chiều 30/9, có mặt tại 'rốn lũ' xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chứng kiến cảnh chị Nguyễn Thị Thoa, ở xóm 13 bì bõm giữa dòng nước bạc nhặt từng con gà đang thời kỳ đẻ trứng bị chết cứng, chúng tôi không khỏi xót xa.

Chiều 30/9, có mặt tại “rốn lũ” xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chứng kiến cảnh chị Nguyễn Thị Thoa, ở xóm 13 bì bõm giữa dòng nước bạc nhặt từng con gà đang thời kỳ đẻ trứng bị chết cứng, chúng tôi không khỏi xót xa.

Gia đình chị Thoa nuôi 630 con gà đẻ nhưng lũ ùn ùn đổ xuống từ đêm 29/9 đã 'nuốt' gần 200 con gà của gia đình, ước thiệt hại hơn 40 triệu đồng.

Gia đình chị Thoa nuôi 630 con gà đẻ nhưng lũ ùn ùn đổ xuống từ đêm 29/9 đã “nuốt” gần 200 con gà của gia đình, ước thiệt hại hơn 40 triệu đồng.

'Đêm qua lũ lên rất nhanh nhưng giờ rút chậm. Lũ năm nay lập cột mốc lịch sử mới, cao hơn lũ năm ngoái khoảng 15cm. Tôi đang lo từ giờ đến mai không rút hết nước thì đàn gà này chắc xóa sổ', chị Thoa vừa vớt gà vừa sụt sùi.

“Đêm qua lũ lên rất nhanh nhưng giờ rút chậm. Lũ năm nay lập cột mốc lịch sử mới, cao hơn lũ năm ngoái khoảng 15cm. Tôi đang lo từ giờ đến mai không rút hết nước thì đàn gà này chắc xóa sổ”, chị Thoa vừa vớt gà vừa sụt sùi.

Theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, do nước thượng nguồn đổ về lớn, hệ thống tiêu không đáp ứng được khiến hơn 6.500 hộ dân dọc sông Giát nước ngập vào nhà; trong đó hơn 2.000 hộ ngập sâu từ 1m trở lên.

Theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, do nước thượng nguồn đổ về lớn, hệ thống tiêu không đáp ứng được khiến hơn 6.500 hộ dân dọc sông Giát nước ngập vào nhà; trong đó hơn 2.000 hộ ngập sâu từ 1m trở lên.

Các địa phương bị ngập sâu, thiệt hại nặng chủ yếu là Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diễn, Quỳnh Thanh…

Các địa phương bị ngập sâu, thiệt hại nặng chủ yếu là Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Diễn, Quỳnh Thanh…

Hai chị em bà Nguyễn Thị Hiểu và Nguyễn Thị Hương, xóm 13 xã Quỳnh Lập sống nương tựa nhau trong ngôi nhà cấp bốn xuống cấp trầm trọng. Đêm 29/9, nước lũ lên nhanh, bà chỉ kịp kê 3 tạ lúa lên cao để giữ cái ăn, còn đồ đạc ướt sũng.

Hai chị em bà Nguyễn Thị Hiểu và Nguyễn Thị Hương, xóm 13 xã Quỳnh Lập sống nương tựa nhau trong ngôi nhà cấp bốn xuống cấp trầm trọng. Đêm 29/9, nước lũ lên nhanh, bà chỉ kịp kê 3 tạ lúa lên cao để giữ cái ăn, còn đồ đạc ướt sũng.

Bà Hiểu nói: 'Lũ vô nhanh lắm. Tầm 8 giờ tối đang dưới chân giường mà khoảng tiếng sau nước đã ngập quá thành giường'.

Bà Hiểu nói: “Lũ vô nhanh lắm. Tầm 8 giờ tối đang dưới chân giường mà khoảng tiếng sau nước đã ngập quá thành giường”.

'Hiện tại nước đang ngập trắng nên chưa thể thống kê hết thiệt hại nhưng hoa màu, thủy sản, trang trại chăn nuôi… mất rất nhiều', ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu nhấn mạnh.

“Hiện tại nước đang ngập trắng nên chưa thể thống kê hết thiệt hại nhưng hoa màu, thủy sản, trang trại chăn nuôi… mất rất nhiều”, ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu nhấn mạnh.

Để đảm bảo đời sống cơ bản cho người dân vùng lũ, huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo lực lượng chức năng di dời các hộ ngập sâu lên nơi cao ráo, an toàn; Tổ chức cung ứng nước sạch, nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con; Đồng thời yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, công an, quân sự vừa thăm hỏi vừa hỗ trợ thêm cho bà con.

Để đảm bảo đời sống cơ bản cho người dân vùng lũ, huyện Quỳnh Lưu đã chỉ đạo lực lượng chức năng di dời các hộ ngập sâu lên nơi cao ráo, an toàn; Tổ chức cung ứng nước sạch, nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con; Đồng thời yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, công an, quân sự vừa thăm hỏi vừa hỗ trợ thêm cho bà con.

Hiện Quỳnh Lập là địa phương ngập lụt nặng nhất Quỳnh Lưu với gần 2.700 hộ; trong đó có đến 700 hộ ngập rất sâu.

Hiện Quỳnh Lập là địa phương ngập lụt nặng nhất Quỳnh Lưu với gần 2.700 hộ; trong đó có đến 700 hộ ngập rất sâu.

Thời điểm chúng tôi đến, rất nhiều hộ dân cho biết, hiện tại họ cần nhất là thực phẩm và nước sạch.

Thời điểm chúng tôi đến, rất nhiều hộ dân cho biết, hiện tại họ cần nhất là thực phẩm và nước sạch.

Học sinh toàn huyện Quỳnh Lưu đang phải nghỉ học để tránh mưa lũ. 

Học sinh toàn huyện Quỳnh Lưu đang phải nghỉ học để tránh mưa lũ. 

Do nhà ngập sâu nên nhiều hộ dân phải di chuyển lên những nhà cao tầng để xin tránh trú tạm, chờ nước lũ rút mới quay về dọn dẹp nhà cửa.

Do nhà ngập sâu nên nhiều hộ dân phải di chuyển lên những nhà cao tầng để xin tránh trú tạm, chờ nước lũ rút mới quay về dọn dẹp nhà cửa.

Hiện nước lũ tại Quỳnh Lưu đang rút chậm, thiệt hại nặng nề nên rất cần Mạnh Thường Quân trong và ngoài nước hỗ trợ chính quyền, người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là công tác xử lý môi trường sau lũ.

Hiện nước lũ tại Quỳnh Lưu đang rút chậm, thiệt hại nặng nề nên rất cần Mạnh Thường Quân trong và ngoài nước hỗ trợ chính quyền, người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là công tác xử lý môi trường sau lũ.

Sau Quỳnh Lưu, huyện Yên Thành cũng là một trong những địa phương bị nước lũ nhấn chìm. Theo lãnh đạo xã Bảo Thành, tuy mưa lũ không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản rất lớn.

Sau Quỳnh Lưu, huyện Yên Thành cũng là một trong những địa phương bị nước lũ nhấn chìm. Theo lãnh đạo xã Bảo Thành, tuy mưa lũ không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản rất lớn.

Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, mưa lũ từ ngày 28-30/9 đã làm 7 người chết; hơn 7.400 nhà dân ngập; trong đó 20 nhà thiệt hại trên 70%. Thiệt hại về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, giáo dục, giao thông... vô cùng nặng nề.

Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, mưa lũ từ ngày 28-30/9 đã làm 7 người chết; hơn 7.400 nhà dân ngập; trong đó 20 nhà thiệt hại trên 70%. Thiệt hại về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, giáo dục, giao thông... vô cùng nặng nề.

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản tiến sát mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tiến sát mục tiêu 10 tỷ USD. Người trồng dứa ở Kiên Giang thu lời hơn 100 triệu đồng/ha. Mô hình lúa-tôm cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Giá cà phê tại Bà Rịa - Vũng Tàu cao gấp đôi năm ngoái.

Toạ đàm nhân rộng các mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn về giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Các đại biểu đồng thuận quan điểm liên kết là sức mạnh để triển khai thành công Đề án này.

Phim: Chủ động ứng phó với thiên tai

ĐBSCL Nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở làm mất hàng trăm ha đất mỗi năm. Hơn 50.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa đến sự sống còn của vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam - nơi cung cấp 55% sản lượng gạo, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. Chủ động ứng phó với bằng các giải pháp công trình và phi công trình là cách để người dân nơi đây chung sống với những diễn biến dị thường của thiên tai.

Cách nuôi cua lột trong hộp nhựa đạt năng suất cao

Nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn, nông dân cần chú ý tới giống, kỹ thuật nuôi và nguồn nước để đạt năng suất cao.