| Hotline: 0983.970.780

Lúa gạo, bệ đỡ vững vàng

Thứ Năm 02/04/2020 , 09:27 (GMT+7)

Nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa, gạo gặt hái thành công khá toàn diện, trở thành bệ đỡ vững vàng cho nền kinh tế vượt qua khó khăn thiên tai, dịch bệnh.

Vụ lúa đông xuân sớm hơn khoảng gần 1 tháng, thời tiết tương đối thuận lợi nên không bị mưa trái mùa, ngày nắng và đêm lạnh dẫn đến đậu hạt tốt và cho năng suất cao phẩm chất lượng tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Vụ lúa đông xuân sớm hơn khoảng gần 1 tháng, thời tiết tương đối thuận lợi nên không bị mưa trái mùa, ngày nắng và đêm lạnh dẫn đến đậu hạt tốt và cho năng suất cao phẩm chất lượng tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Giữ vững sản lượng

Cuối tháng 3, thị trường lúa gạo của Việt Nam, nhất là tại vựa lúa ĐBSCL có phen chao đảo trước quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực.

Trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, cần phải “tích cốc phòng cơ” ở tầm cỡ quốc gia, thì đây là việc làm cần thiết để ổn định xã hội.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, có thể làm tê liệt mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả đối với những quốc gia hùng cường, cần đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tuy nhiên, cũng cần có các biện pháp hợp lý để duy trì chuỗi sản xuất lúa, gạo, hỗ trợ tiêu thụ đầu ra cho người nông dân với giá tốt, đảm bảo “mục tiêu kép” là chiến thắng dịch bệnh và duy trì sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, vụ đông xuân cả nước sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn, riêng vùng ĐBSCL đã đóng góp tới 10,8 triệu tấn. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đó, vụ đông xuân cả nước sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn, riêng vùng ĐBSCL đã đóng góp tới 10,8 triệu tấn. Ảnh: Trung Chánh.

Do đó, sau khi rà soát, đánh giá lại về nguồn cung lúa gạo, tình hình xuất khẩu gạo, thực hiện dự trữ lưu thông và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã thay mặt đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.

Năm nay vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL trúng mùa, sản lượng đạt khá cao dù hạn mạn diễn ra khốc liệt ở nhiều địa phương. Ảnh: Trung Chánh.

Năm nay vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL trúng mùa, sản lượng đạt khá cao dù hạn mạn diễn ra khốc liệt ở nhiều địa phương. Ảnh: Trung Chánh.

Kế hoạch sản xuất năm 2020 cả nước ước đạt 43,5 triệu tấn lúa. Trong đó, vụ đông xuân (ĐX) sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn, riêng vùng ĐBSCL đã đóng góp tới 10,8 triệu tấn. Vụ hè thu nông dân đang tích cực xuống giống, sản lượng kế hoạch là 11 triệu tấn (ĐBSCL sẽ đóng góp 8,7 triệu tấn). Vụ thu đông và vụ mùa sản lượng lần lượt là 4,2 và 8,2 triệu tấn.

Vụ lúa ĐX ở ĐBSCL đã vượt qua hạn mặn khốc liệt, năng suất tăng cao, giúp giữ vững sản lượng đã đề ra. Ảnh: Trung Chánh.

Vụ lúa ĐX ở ĐBSCL đã vượt qua hạn mặn khốc liệt, năng suất tăng cao, giúp giữ vững sản lượng đã đề ra. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, vụ ĐX 2019 2020, vùng Nam bộ xuống giống hơn 1,6 triệu ha, riêng vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,54 triệu ha.

Do ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn, nên các địa phương đã điều chỉnh giảm diện tích lúa khoảng 63 ngàn ha, gồm các tỉnh: Sóc Trăng (15 ngàn ha), Bến Tre (13 ngàn ha), Trà Vinh (8 ngàn ha), Tiền Giang (7 ngàn ha), Long An, Đồng Tháp (mỗi tỉnh 5 ngàn ha), An Giang (4 ngàn ha).

Diện tích giảm kéo theo sản lượng giảm tương đương 436 ngàn tấn lúa. Tuy nhiên, nhờ năng suất trong vùng vụ này đạt hơn 6,9 tấn/ha, tăng lên 1,24 tạ/ha, đã bù đắp phần năng suất tăng thêm là hơn 200 ngàn tấn nên chỉ còn giảm hơn 236 ngàn tấn.

Sản lượng tương đương 2019

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, diện tích lúa ĐX bị thiệt hại từ hạn hán và xâm nhập mặn năm 2020 là không đáng kể, do Bộ và các địa phương đã chỉ đạo xuống giống sớm. Bên cạnh đó, vụ ĐX này được mùa, năng suất bình quân đạt khá cao (gần 7 tấn/ha) nên đã bù đắp được tác động của hạn hán và xâm nhập mặn. Sản lượng lúa tại vùng ĐBSCL vì vậy dự kiến tương đương với năm 2019.

“Xuống giống sớm, thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Lúa trổ gặp thời tiết tương đối thuận lợi nên không bị mưa trái mùa, ngày nắng và đêm lạnh đến đậu hạt tốt và cho năng suất cao phẩm chất lượng tốt. Giá bán cao nên đảm bảo nông dân có lãi từ 30-50% so với mức đầu tư trở lên, tùy giống và vùng sản xuất”, ông Tùng nhận xét.

Chuyển đổi hợp lý

Không chỉ giảm diện tích gieo trồng, vụ ĐX 2019-2020, nông dân ĐBSCL đã chyển đổi cây trồng trên đất lúa được hơn 41 ngàn ha. Việc chuyển đổi này đã giúp làm giảm khoảng 50% nhu cầu lượng nước tưới so với trồng lúa và làm giảm đáng kể chi phí xăng dầu bơm tưới, công lao động. 

Nông dân vùng ĐBSCL đang chuẩn bị đất xuống giống vụ lúa hè thu 2020. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân vùng ĐBSCL đang chuẩn bị đất xuống giống vụ lúa hè thu 2020. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đó, chuyển đổi qua cây hàng năm là hơn 30 ngàn ha, cây ăn quả gần 9 ngàn ha và nuôi trồng thủy sản là trên 700 ha. 

huyển đổi từ lúa qua cây trồng cạn đã giúp làm giảm khoảng 50% nhu cầu lượng nước tưới so với trồng lúa và làm giảm đáng kể chi phí xăng dầu bơm tưới. Ảnh: Trung Chánh.

huyển đổi từ lúa qua cây trồng cạn đã giúp làm giảm khoảng 50% nhu cầu lượng nước tưới so với trồng lúa và làm giảm đáng kể chi phí xăng dầu bơm tưới. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương đã chuyển đổi hơn 4 ngàn ha đất mía sang cây trồng khác, như rau màu, cây lâu năm và nuôi tôm. Kế hoạch thời gian tới tiếp tục chuyển đổi thêm hơn 9 ngàn ha nữa, chủ yếu qua cây trồng lâu năm và thủy sản.

Tại Kiên Giang, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp công trình cũng như chuyển đổi, cơ cấu lại mùa hợp lý nên đã giảm thiểu được thiệt hại so với đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết, để bảo vệ các vụ lúa trong năm 2020, ngành đã tiến hành đắp 195 đập ngăn mặn, giữ ngọt.

Nhờ đó, gần 300 ngàn ha lúa mà nông dân trong tỉnh đã gieo trồng, đến nay chỉ có chưa tới 1.600 ha bị thiệt hại, giảm năng suất, diện tích còn lại đã cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 7,24 tấn/ha, sản lượng gần 2,1 triệu tấn, tăng hơn 104 ngàn tấn so với cùng kỳ.

Một số diện tích ở những vùng khó khăn về nước tưới, đang được người dân mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng cạn, không chỉ giảm rủi ro mà còn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Một số diện tích ở những vùng khó khăn về nước tưới, đang được người dân mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng cạn, không chỉ giảm rủi ro mà còn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Cân đối cho xuất khẩu

Bộ NN-PTNT dự báo, nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 gần 30 triệu tấn lúa. Trong đó, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn, phục vụ chế biến 7,5 triệu tấn, phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn, dùng làm giống, giống dự phòng 1 triệu tấn, dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn.

Như vậy, sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ, lượng lúa còn dư có thể xuất khẩu là khoảng 13,5 triệu tấn, tương đương từ 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo. Riêng vụ ĐX, sau khi trừ đi nhu cầu dự trữ và tiêu dùng, lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khoảng 3 triệu tấn.

Lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL, đại diện VFA và các doanh nghiệp đều đánh giá lượng lúa, gạo còn tồn trong dân và doanh nghiệp là khá lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL, đại diện VFA và các doanh nghiệp đều đánh giá lượng lúa, gạo còn tồn trong dân và doanh nghiệp là khá lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Tai cuộc họp mới đây, lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL, đại diện VFA và các doanh nghiệp đều đánh giá lượng lúa, gạo còn tồn trong dân và doanh nghiệp là khá lớn, riêng kho của các thành viên VFA đã là hơn 1,65 triệu tấn.

Nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh đã làm cho giá thị trường nội địa biến động tăng từ 20 - 25% tùy theo chủng loại lúa, gạo. Ảnh: Trung Chánh.

Nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh đã làm cho giá thị trường nội địa biến động tăng từ 20 - 25% tùy theo chủng loại lúa, gạo. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, công tác điều hành xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm nay đã bám sát các mục tiêu tiêu thụ lúa gạo, đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa. Kết quả xuất khẩu tích cực đã góp phần duy trì giá lúa, gạo ở mức đảm bảo có lãi cho người nông dân.

“Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng thực tế, đã xuất hiện nhu cầu dự trữ tăng cao ở nhiều quốc gia trước bối cảnh dịch bệnh, khiến cho giao dịch gạo trong thời gian qua rất sôi động, giá gạo thế giới liên tục tăng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm tăng 31,7% về lượng, là mức tăng khá cao so với mức tăng cùng kỳ 3 năm gần đây.

Nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh đã làm cho giá thị trường nội địa biến động tăng từ 20 - 25% tùy theo chủng loại lúa, gạo”, đại diện Bộ Công thương đánh giá kết quả xuất khẩu.

Mỗi ngày xuất 25 ngàn tấn gạo

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt khoảng 930 ngàn tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ. Đến ngày 15/3, xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu tấn, tăng 370 ngàn tấn so với cuối tháng 2. Như vậy, bình quân trong nửa đầu tháng 3, mỗi ngày xuất khẩu khoảng 25 ngàn tấn gạo. Nếu xuất khẩu vẫn giữ nguyên tốc độ này, thì hết quý I sẽ xuất khẩu gần 1,7 triệu tấn, tăng gần 21% so với cùng kỳ.

Philippines là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 2 tháng đầu năm, đạt hơn 357 ngàn tấn (chiếm gần 38,5%), Châu Phi xếp thứ 2 với trên 105 ngàn tấn (chiếm 11%) và Malaysia đứng thứ 3, đạt hơn 94 ngàn tấn (chiếm 10%). Thị trường Trung Quốc tuy tăng tới 595%, đạt hơn 66 ngàn tấn nhưng chỉ chiếm 7,13% tổng lượng xuất khẩu.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.