| Hotline: 0983.970.780

Lý do dự án hồ Ka Pét có thể chậm tiến độ

Thứ Bảy 09/03/2024 , 09:00 (GMT+7)

Tỉnh Bình Thuận cho rằng, dự kiến tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét không đảm bảo thời gian từ năm 2019 đến hết năm 2025.

Cơ quan chức năng khảo sát khu vực làm hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Ảnh: KS.

Cơ quan chức năng khảo sát khu vực làm hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Ảnh: KS.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93 ngày 26/11/2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 101/2023 ngày 24/6/2023.

Quy mô gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ hơn 51 triệu m3 cùng với hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác, với tổng mức đầu tư hơn 874 tỷ đồng. Trong đó, gần 520 tỷ đồng là vốn ngân sách Trung ương, còn lại vốn ngân sách địa phương.

Mục tiêu của dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II là 2,63 triệu m3/năm.

Đồng thời tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết. Ngoài ra còn giúp phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua TP Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.

Tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét. Ảnh: KS.

Tuy nhiên tại báo cáo số 59 về việc thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét của UBND tỉnh Bình Thuận vào ngày 4/3 vừa qua cho thấy, dự kiến tiến độ thực hiện dự án sẽ không đảm bảo theo Nghị quyết số 101 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay, một số công việc của dự đã hoàn thành gồm lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; công tác kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng.

Đối với công tác trồng rừng thay thế, Chi cục kiểm lâm tỉnh đang tổ chức kiểm tra thực địa khu vực các đơn vị chủ rừng đăng ký trồng rừng thay thế để đảm bảo tính khả thi, làm cơ sở để Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Trong năm 2024, dự án sẽ hoàn thành công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình thẩm định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường (dự kiến kết thúc 30/5); cũng như hoàn thiện các thủ tục hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư (kết thúc 6/6); công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng thể (kết thúc 12/7).

Trong năm 2025, dự án sẽ hoàn tất các nội dung công việc liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp; cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà thầu lập nhiệm vụ khảo sát, lập hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; lựa chọn nhà thầu lập khảo sát, lập hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thực hiện khảo sát, thiết kế công trình; trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đến tháng 4/2026, sẽ thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thi công, giám sát, bảo hiểm công trình và tổ chức triển khai thi công. Dự kiến đến tháng 11/2027 sẽ kết thúc dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Đa phần rừng nằm trong dự án thực hiện hồ chứa nước Ka Pét là các loại tre nứa, cây hỗn tạp. Ảnh: TS.

Đa phần rừng nằm trong dự án thực hiện hồ chứa nước Ka Pét là các loại tre nứa, cây hỗn tạp. Ảnh: TS.

Tỉnh Bình Thuận cũng nêu khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong việc triển khai dự án, trong đó có việc di dời Dinh Cậu trong phạm vi vùng ngập lòng hồ.

Về vấn đề này, UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương phối hợp rà soát, bổ sung và đề xuất giải quyết các nội dung theo kiến nghị tại buổi gặp gỡ và làm việc với các sư cả người Chăm để tổng hợp cập nhật vào tổng mức đầu tư của dự án. Bên cạnh đó, do không có quỹ đất tại chỗ để bố trí tái định canh cho 5 hộ có đất sản xuất nằm trong lòng hồ (khoảng 5,1 ha). Tuy nhiên UBND tỉnh đã giao UBND huyện Hàm Thuận Nam phối hợp với các sở, ngành rà soát để đề xuất phương án giải quyết cho phù hợp.

Ngoài ra, do cần thận trọng cân nhắc kỹ, đề xuất quy mô, phương án kỹ thuật phù hợp, khoa học, tối ưu, vừa bảo đảm mục tiêu của dự án, vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và tôn giáo. Đồng thời trong quá trình lập và hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi phải hoàn chỉnh các nội dung công việc để cập nhật vào tổng mức đầu tư liên quan đến các sở, ngành và địa phương.

Trước tình hình trên, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh tính toán các phương án đầu tư dự án hồ La Ngà 3 và dự án hồ chứa nước Ka Pét để đảm bảo đồng bộ, khả thi trong quá trình triển khai thực hiện 2 dự án.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm