| Hotline: 0983.970.780

Mai Tết 'đứng đường' cũng ế ẩm

Thứ Ba 06/02/2024 , 12:25 (GMT+7)

Sau 25 tháng Chạp vẫn vắng bóng thương lái miền Bắc, các nhà vườn trồng mai cảnh chỉ còn mong tiêu thụ được nhờ khách vãng lai, nhưng mai Tết “đứng đường’ cũng ế ẩm…

Mai Tết ngóng khách xe tải miền Bắc

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 1 đoạn ngang huyện Tuy Phước và các tuyến đường tránh ngang qua thị xã An Nhơn (Bình Định), được các nhà vườn trồng mai cảnh và thương lái “mua sỉ bán lẻ” bày dày đặc những chậu mai vàng phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Những chậu mai “đứng đường” rất sớm, từ mùng 10 tháng Chạp để ngóng khách vãng lai. Nhất là những chiếc xe tải, xe đầu kéo mang biển số miền Bắc chở chuyến hàng cuối năm vào miền Nam giờ ngược ra, ghé lại mua mai về chưng Tết hoặc biếu cho họ hàng. Những đoạn đường tránh Quốc lộ 1 ngang qua thị xã An Nhơn được bày rất nhiều chậu mai đẹp, đó cũng là những điểm thuận lợi để xe tải, xe đầu kéo đi hướng Nam-Bắc ghé lại mua mai.

Đoạn đường tránh Quốc lộ 1 tại mũi thuyền đi vào phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) là nơi nhiều xe tải đi ra miền Bắc ghé lại mua mai. Ảnh: V.Đ.T.

Đoạn đường tránh Quốc lộ 1 tại mũi thuyền đi vào phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) là nơi nhiều xe tải đi ra miền Bắc ghé lại mua mai. Ảnh: V.Đ.T.

Mọi năm, vào thời điểm này, tại mũi thuyền đi vào phường Bình Định (thị xã An Nhơn) và bến xe thị xã An Nhơn xe tải đậu nối đuôi để tài xế xuống mua mai. Thế nhưng năm nay, dù mai nở đúng Tết chiếm số nhiều, nhưng vắng bóng người mua.

Anh Trần Văn Thụy ở xã Phước Hưng (huyện Tuy Phước, Bình Định) chở hàng trăm chậu mai trồng trong vườn nhà lên phường Bình Định (thị xã An Nhơn) thuê 2 lô tại bến xe thị xã để bày bán mai. Anh Thụy cho mai “đứng đường” từ mùng 10 tháng Chạp, mãi đến nay đã 26 tháng Chạp mà mới chỉ bán được 25 triệu đồng. Trong khi 2 lô đất anh thuê mỗi lô chiều ngang 3,5m có giá đến 10 triệu đồng. Thêm vào đó, 1 công lao động nam anh thuê để khiêng mai lên xe cho khách mỗi ngày trả 500.000đ, vị chi bán đến Tết anh Thụy chi phí tất tần tật từ tiền thuê đất đến trả công lao động mất 30 triệu đồng. Đó là chưa kể tiền thuê xe tải chở mai từ nhà vườn đến điểm bán.

Đoạn đường bê tông từ làng mai Háo Đức, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) lên Quốc lộ 1 cũng được bày dày đặc những chậu mai cảnh để bán.  Ảnh: V.Đ.T.

Đoạn đường bê tông từ làng mai Háo Đức, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) lên Quốc lộ 1 cũng được bày dày đặc những chậu mai cảnh để bán.  Ảnh: V.Đ.T.

“Chỉ còn 4 ngày nữa là đến Tết mà không bán được chậu nào nữa là mùa mai năm nay tôi bị lỗ đậm. Đó là mai tôi trồng, những thương lái “mua sỉ bán lẻ” năm nay càng lỗ nặng, vì mỗi chậu mai bán được lãi nhiều nhất chỉ từ 100.000đ-150.000đ/chậu, không đủ trả tiền thuê đất và trả công lao động”, anh Thụy than thở.

Người trồng mai lại 1 năm mất Tết

Đang bày mai trên trục đường tránh trước khu dân cư An Nhơn Land, thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định) để bán, bà Nguyễn Thị Lệ (61 tuổi) ở làng mai Háo Đức, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) vừa tỉa bớt những cánh hoa đã nở vàng rực để lộ ra những búp xanh nhằm hút mắt khách, vừa than thở: “Năm nay thời tiết thuận lợi, mai dáng đẹp, hoa nhiều, nhưng không có người mua”.

Năm nay người xem mai thì nhiều, nhưng xem xong bỏ đi chứ không trả giá để mua. Ảnh: V.Đ.T.

Năm nay người xem mai thì nhiều, nhưng xem xong bỏ đi chứ không trả giá để mua. Ảnh: V.Đ.T.

Chỉ tay vào một cây mai dáng long, bà Lệ cho biết năm ngoái cây mai này có giá thấp nhất 1,5 triệu đồng, nhưng năm nay 1 triệu cũng không có người mua. Mai bon sai “hàng chợ” có giá chỉ từ 400.000đ-500.000đ/chậu nhưng cũng không ai ngó ngàng. “Năm nay khách xem mai thì nhiều nhưng xem xong bỏ đi chứ không trả giá, mấy ngày liền tui cứ ngồi “ngáp ruồi” chứ chẳng bán được cây nào”, bà Lệ nói trong tiếng thở dài.

Thi thoảng mới có người khách vãng lai ghé mua cây mai nhỏ về chơi Tết. Ảnh: V.Đ.T.

Thi thoảng mới có người khách vãng lai ghé mua cây mai nhỏ về chơi Tết. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Trần Quang Khải ở tận xã Nhơn Hạnh (thị xã An Nhơn) hiện đang có khoảng 3.000 chậu mai 4-5 năm tuổi, đến giờ này ông mới chỉ bán được hơn 10 cây, giá thấp hơn năm ngoái từ 200.000đ-300.000đ/chậu. Đang đong đưa trên chiếc võng ngóng khách mua mai, ông Nguyễn Văn Thanh (65 tuổi) cho biết ông thuê đất trồng mai ở gần ga xe lửa Bình Định thuộc khu vực Kim Châu (phường Bình Định). Để được bày mai ra bán tại khu này, ông Khải phải trả tiền thuê bãi, tiền vệ sinh môi trường và dựng lều để tối ngủ canh mai nhưng cả tuần nay chưa bán được cây nào.

Anh Trần Ngọc Tuấn, nghệ nhân chuyên trồng mai bon sai ở thị xã An Nhơn, cho biết sức tiêu thụ mai cảnh năm nay rất yếu. Những cây mai có dáng thế độc đáo vẫn có người mua, nhưng sức mua chỉ bằng 50% năm ngoái. Còn đối với “mai chợ” năm ngoái các nhà vườn tiêu thụ đến 80-90% số mai trong vườn, nhưng năm nay chỉ bán được tầm khoảng 10%.

Những khu bán mai Tết đìu hiu vắng khách mua. Ảnh: V.Đ.T.

Những khu bán mai Tết đìu hiu vắng khách mua. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân chuyên trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn (Bình Định) quần quật cả năm làm quanh năm chỉ trông chờ vào những ngày giáp Tết, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, Tết Giáp Thìn 2024 năm nay các vườn mai ở đây hầu như vẫn còn nguyên. Dự báo năm nay sức mua yếu, người trồng mai chỉ đưa ra trưng bày tại các tuyến quốc lộ một phần nhỏ để bán, vì họ sợ phải trả tiền thuê bãi, tiền vệ sinh môi trường và mất công dựng lều để tối ngủ canh mai.

“Năm ngoái mai cảnh được giá, nhưng do thời tiết lạnh và nhà vườn lặt lá muộn nên hoa nở không kịp Tết, không tiêu thụ được. Năm nay các nhà vườn canh lặt lá đúng thời điểm nên hoa nở đúng dip Tết, xem như năm nay mai được mùa nhưng lại mất giá. Năm nay mai không bán được thì còn đó năm sau bán, nhưng nhà vườn ai cũng buồn thiu vì gia đình kể như mất Tết vì không có thu nhập”, ông Lê Phụng ở xã Nhơn An (thị xã An Nhơn), người đã theo nghề trồng mai hơn 22 năm nói buồn.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm