Các nghệ nhân, Ban chấp hành và các khách mời buổi họp báo của Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Chiều 17/6, tại TP.HCM, Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam đã công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2024”.
Đề án nhận được sự chung tay đồng hành và tài trợ chính của Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer). Với định hướng, tầm nhìn và thực hiện khoa học, thực dụng hiệu quả, BTC tin rằng đề án sẽ tập hợp thu hút mọi ngành mọi người mọi giới chung tay vì sự phát triển của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Mâm cỗ Tết miền Bắc.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam, việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam dựa vào nông lâm, ngư nghiệp hiện nay còn đang phát triển riêng lẻ, chưa có sự kết nối. Việc đưa văn hóa vào ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia sẽ là chất xúc tác liên kết các chuỗi cung ứng, sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp (VCCA đã hợp tác với Chương trình OCOP của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương). Thương hiệu quốc gia về Văn hóa ẩm thực gắn với thương hiệu điểm đến về du lịch, góp phần phát triển kinh tế du lịch, thu hút khách quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Mâm cỗ an lạc miền Trung.
Mục đích đề án: mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính:
1.Khoa học dinh dưỡng: đối tượng là người dân, người tiêu dùng, người sử dụng các món ẩm thực. Nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học dinh dưỡng.
Cung cấp nền tảng thông tin thực tế về nguồn gốc nguyên liệu, cách chế biến kết hợp các nguyên vật liệu và gia vị của những món ăn đặc sắc các vùng miền, phát huy những giá trị về dinh dưỡng của các món ẩm thực, phổ biến cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh, và trao truyền lại cho thế hệ sau.
Mâm cỗ miền Nam.
2.Kinh tế ẩm thực: mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tỉnh thành; nhà sản xuất tham gia trong ngành cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, chế biến ẩm thực, phát triển du lịch của địa phương.
Tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập nghiên cứu được, Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ sàng lọc bộ ẩm thực có khả năng đóng gói thành mô hình KHỞI NGHIỆP ẨM THỰC cho các hội viên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp cận mô hình khởi nghiệp.
Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.
3.Văn hóa ẩm thực: đối tượng là địa phương, vùng miền, quốc gia.
Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các món ăn đặc sắc theo vùng miền của Việt Nam đến người dân trong nước và cộng đồng quốc tế, góp phần quảng bá du lịch qua văn hóa ẩm thực vùng miền, với các tiêu chí cốt lõi: mang tính văn hóa di sản vùng miền, ngon, lành, đặc sắc. Phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước.
Bà Đinh Hồng Vân, Giám đốc Cấp cao ngành hàng Gia vị, đại diện Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết:“Chúng tôi đánh giá đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024” là rất cần thiết nhằm bảo tồn, giữ gìn, tôn vinh và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt. Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm và gia vị, một phần quan trọng trong lĩnh vực ẩm thực, Masan Consumer vô cùng tự hào khi được đồng hành cùng chương trình này với vai trò Nhà tài trợ chính. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn đồng hành với Hiệp hội văn hoá ẩm thực Việt Nam lâu dài để phát hiện và giới thiệu các món ngon ra khắp Việt Nam và thế giới. Cùng với đó, góp phần phát triển các món ngon khắp vùng miền trở thành các ngành hàng kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, chuỗi cung ứng nguyên liệu trong ngành ẩm thực, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm ẩm thực”.
Hàng không Vietjet và AV AirFinance vừa ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD phát triển đội bay, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên tới 64 tỉ USD.
Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí sẽ thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
GC Food chú trọng phát triển bền vững thông qua chiến lược ESG, chuyển đổi số toàn diện, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ nha đam, thạch dừa... cho nhiều thị trường.
HÀ NỘI Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam ngày 9/4 ký giao ước thi đua với quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8% năm 2025.
EVNHANOI tăng tốc các dự án điện trọng điểm, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho Thủ đô trong mùa hè, phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế.
Vừa qua, tại Hà Nội, Unilever Việt Nam đã đồng hành Bộ Y tế và Trung ương Đoàn Thanh niên CSHCM tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới 2025.
Chiều 9/4, tại Hà Nội, Petrovietnam và Petronas ký Thỏa thuận Nguyên tắc Chính gia hạn Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) Lô PM3 CAA thêm 20 năm (từ năm 2028 - 2047).
PVEP xác định rõ đường hướng, giải pháp, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển ổn định, khẳng định niềm tin của Tập đoàn, của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Ngày 10/4 đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam khi trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.