| Hotline: 0983.970.780

Mê Linh chuẩn bị đón nhận huyện nông thôn mới

Thứ Sáu 30/09/2022 , 08:25 (GMT+7)

“Lễ đón nhận quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Mê Linh (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới là sự kiện đặc biệt quan trọng”, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm nói.

Đây cũng là dịp để huyện giới thiệu, quảng bá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng, thành tựu trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh…

Lễ công bố cũng là sự kiện mở ra một chặng đường mới, là tiền đề, động lực để Đảng bộ, nhân dân huyện nhà tiếp tục quyết tâm phấn đấu với mục đích cao hơn đó là xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, xây dựng mô hình Thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy phát biểu kết luận hội nghị.

Ông Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy phát biểu kết luận hội nghị.

Sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay toàn huyện Mê Linh (TP Hà Nội) có 16/16 xã đạt chuẩn NTM và đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM.

Ngày 8/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 690/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đây là niềm hân hoan, hạnh phúc to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện. Bởi, đây là địa phương có xuất phát điểm thấp.

Cụ thể, thời điểm năm 2010, toàn huyện chỉ có 1/19 tiêu chí đạt là an ninh trật tự. Các tiêu chí còn lịa đều đạt rất thấp, 11/19 tiêu chí đạt dưới 50%.

Nhờ đó, diện mạo nông thôn của huyện ngày càng khang trang, sạch đẹp; an sinh xã hội được bảo đảm; văn hóa, giáo dục, y tế phát triển; trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; thu nhập bình quân năm 2021 đạt 58,6 triệu đồng/người/năm, tăng 45 triệu đồng so với năm 2010.

Ngoài đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, huyện Mê Linh cũng quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.

Huyện đã quy hoạch được các vùng chuyển đổi quy mô lớn như: Vùng sản xuất hoa, cây cảnh tại xã Mê Linh 190ha, xã Văn Khê 110ha, xã Đại Thịnh 80ha; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Tráng Việt 200ha, xã Văn Khê 90ha, xã Tiền Phong 80ha, xã Tiến Thắng 70ha; vùng trồng chuối tiêu, tây hồng 100ha tại xã Hoàng Kim và xã Chu Phan; vùng sản xuất lúa cốm 50ha tại xã Tam Đồng…

Giai đoạn 2010 - 2020 đã bố trí hơn 4.011 tỷ đồng, tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân hiến công, hiến của, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mê Linh cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Huyện Mê Linh chuẩn bị đón nhận quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn Nông thôn mới. Ảnh: Minh Phúc.

Huyện Mê Linh chuẩn bị đón nhận quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn Nông thôn mới. Ảnh: Minh Phúc.

Đặc biệt, huyện tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Ông Nguyễn Văn Chí – Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội, về công tác tuyên truyền, huyện Mê Linh đã triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được nhân dân đồng thuận và hưởng ứng tích cực.

Nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng được thương hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đảng bộ, Chính quyền huyện Mê Linh xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, chính vì vậy, huyện Mê Linh phấn đấu đến năm 2025 sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Cụ thể, toàn huyện sẽ có từ 6 -8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1- 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tốc độ trưởng ngành sản xuất nông nghiệp và thủy sản hàng năm đạt từ 2,5 -3,0%.

Nâng cao thu nhập của nông dân khu vực nông thôn phấn đấu đạt trên 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 80 - 85%...

Theo Chủ tịch huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn, đối với việc phát triển kinh tế, trong 6 tháng cuối năm, huyện sẽ đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phục hồi phát triển thương mại - dịch vụ và đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cùng với việc chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, xây dựng kịch bản, phương án và các điều kiện cần thiết để huyện Mê Linh đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.