| Hotline: 0983.970.780

Mọi chính sách 'tam nông' phải xuất phát từ đời sống thật của nông dân

Thứ Năm 16/03/2023 , 18:54 (GMT+7)

Ngày 16/3, Bộ NN-PTNT và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

DSC_5892

Lễ Ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ NN-PTNT. Ảnh: Minh Phúc.

"Tư duy ngược" trong phát triển tam nông

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chia sẻ, mục đích của Chương trình phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ NN-PTNT; giữa Mặt trận Tổ quốc các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ở địa phương trong việc triển khai hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

"Trọng tâm là chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”, bà Ánh nhấn mạnh.

Tại Lễ ký kết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chia sẻ một số thông tin về “tư duy ngược” trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn để cùng suy ngẫm.

DSC_5860

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, mọi chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải xuất phát từ đời sống thật của người dân.

Thứ nhất, chúng ta cứ tuyên truyền là sản xuất cây, con gì để đạt cao sản, nhưng thực tế chúng ta lại thích ăn đặc sản. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã tiết chế rất tốt tư duy này trong bài phát biểu triển khai chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết phát triển kinh tế vùng của vùng Trung du miền núi phía Bắc.

"Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói rằng có thể mỗi tỉnh, mỗi địa phương cần nghiên cứu đưa ra một triết lý phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của tỉnh mình. Tôi cho rằng quan điểm đó hoàn toàn chính xác. Đất nước mình rộng dài, hệ sinh thái khác nhau mà chúng ta đưa ra tư duy như nhau, triết lý phát triển như nhau thì chưa chắc đã đúng. Cần phải có cái riêng của mình”.

Thứ hai, chúng ta cứ bảo nhau sản xuất nông nghiệp phải ngon, bổ rẻ. Nhưng đã ngon thì không có rẻ.  Từ đó, ông  Đỗ Văn Chiến cho rằng, mọi chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải xuất phát từ đời sống thật của người dân.

"Chúng ta đưa ra chủ trương, chính sách gì thì phải có tính khả thi cao. Chúng ta đừng xa rời cuộc sống quá, xa dân quá. Nói thì rất xuôi nhưng làm không được".

Thứ ba, liên quan đến sản xuất hàng hoá và liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư, chúng ta có một triết lý rằng “mua của người chán, bán cho người thích”. Đã chán thì rẻ mấy cũng bán mà đã thích thì đắt mấy cũng mua, vấn đề là chúng ta làm sao tìm được ai thích và biết ai chán. Do đó phải tiếp thị và tìm kiếm thị trường.

“Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, điều quan trọng không phải là chúng ta nuôi con gì, trồng cây gì mà là thị trường cần cái gì. Do đó, người nông dân cần có tư duy thị trường”, ông Đỗ Văn Chiến chia sẻ.

Con người là trung tâm, con người là chủ thể

Theo Chương trình phối hợp, Bộ NN-PTNT và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nâng cao hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

DSC_5867

"Suy cho cùng, nếu chúng ta không hiểu hết được cảm xúc của người dân thì mọi chiến lược nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều không thực thi được", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ. Ảnh: Minh Phúc.

Phối hợp vận động nguồn lực thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, hỗ trợ xây dựng Nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở khu vực nông thôn.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa bàn nông thôn. Vận động người dân nông thôn tích cực tham gia phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia trại trong lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm nông nghiệp thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Phối hợp trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hiện hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Từ kinh nghiệm thực tiễn tại Đồng Tháp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trong mọi chương trình hành động, mọi nghị quyết thì đối tác đầu tiên chúng tôi luôn muốn đồng hành là Mặt trận Tổ quốc.

“Tôi luôn luôn nhìn con người trước tiên thay vì sự vật, hiện tượng. Tôi nhìn người trồng lúa trước khi nhìn hạt gạo... Và, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đơn vị tập hợp 48 thành viên và các cá nhân, thành phần trong xã hội. Dù là trong thời chiến hay thời bình đều có sức mạnh vô biên. Sức mạnh đó làm chuyển hoá được tất cả tư tưởng, nghị quyết, chương trình hành động từ Trung ương đến địa phương”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Nghị quyết 19 của Trung ương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực của người nông dân, tri thức hoá người nông dân, chuyên nghiệp hoá người nông dân. Và vai trò của Mặt trận Tổ quốc không dừng lại ở công tác tuyên truyền, giám sát mà là người gần dân, sưởi hơi ấm, truyền cảm hứng và động viên người dân trong lúc mùa vụ khó khăn, cổ vũ người dân các mô hình làm ăn mới, tinh thần hợp tác cùng phát triển, giúp người dân chuyển hoá kế hoạch hành động, nghị quyết vào đời sống nông thôn, vào ao bè, đồng lúa... Khi ấy chúng ta mới thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng mong muốn Mặt trận Tổ quốc thông qua hệ thống sẽ góp phần định vị lại bản sắc dân tộc để tạo ra sự khác biệt. Làm được như vậy thì chúng ta mới tạo ra nền tảng để phát triển kinh tế, du lịch nông nghiệp nông thôn. Bởi, con người thường tìm kiếm tinh hoa, mà tinh hoa của chúng ta từ Bắc vào Nam đều có, vấn đề là chúng ta chưa biết cách khai thác.

Muốn làm được điều đó, hai bên cần suy nghĩ và phát động phong trào hoặc cao trào thi đua, kích hoạt địa phương quan tâm thông qua Mặt trận Tổ quốc, qua đó giải quyết được những "nút thắt" trong nông nghiệp, nông dân, giúp xây dựng đội ngũ giai cấp nông dân, cư dân nông thôn thế hệ mới, giàu tinh thần hợp tác hơn, thông minh hơn, tri thức hơn.

Xem thêm
Công đoàn Bộ NN-PTNT thăm hỏi đoàn viên công tác nơi biên giới hải đảo

Ngày 17/5, Công đoàn Bộ NN-PTNT thăm hỏi, tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại Công đoàn cơ sở thành viên Chi cục Kiểm ngư vùng V.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

8 con bò bị sét đánh chết sau trận mưa lớn

Quảng Bình Trận mưa lớn kèm sét đã đánh chết 8 con bò của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyến ở thành phố Đồng Hới.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.