| Hotline: 0983.970.780

Môi trường xanh sạch, cuộc sống ấm no ở Vĩnh Phúc

Thứ Sáu 18/12/2020 , 08:36 (GMT+7)

Không còn cảnh cống, rãnh thoát nước thải lộ thiên, mưa thì ngập úng, nắng thì bốc mùi hôi thối… Vĩnh Phúc đã có hệ thống rãnh thoát nước thải được xây mới sạch đẹp.

Chương trình xây dựng cống, rãnh thoát nước thải thành công đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.

Chương trình xây dựng cống, rãnh thoát nước thải thành công đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.

Để từng bước giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường ở khu vực nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia vầ xây dựng nông thôn mới tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Tháng 7/2019, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã bàn hành Nghị quyết số 38 (NQ 38) về việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh.Với 100% xã đạt chuẩn, 4 huyện, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, những năm qua, diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ thống cống, rãnh thoát nước thải xuống cấp, chưa có nắp đậy ở các khu dân cư còn nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân.  

Theo đó, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí vật liệu xây dựng bằng dự toán theo thiết kế mẫu được cấp ủy có thẩm quyền phê duyệt; phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện NQ 38, toàn tỉnh đã xây dựng, cải tạo được 632,788 km cống rãnh với tổng kinh phí 1.115,625 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 515,625 tỷ đồng, nhân dân đóng góp và huy động từ các nguồn vốn khác trên 600 tỷ đồng.

Chỉ trong thời gian hơn một năm triển khai thực hiện, nhưng kết quả thực hiện được gấp hơn 2 lần khối lượng đã triển khai trong 10 năm qua (giai đoạn 2009 đến 5/2019 thực hiện 267,74 km).

Trong số 8 huyện, thành phố đăng ký thực hiện, huyện Lập Thạch triển khai xây dựng cống rãnh nhiều nhất với 138,192km; tiếp đó là huyện Vĩnh Tường với 117,020km; huyện Sông Lô 116,890km; huyện Tam Dương 83,486km; huyện Yên Lạc 66,423km; huyện Tam Đảo 54,389km và thành phố Phúc Yên 1,660km.

Dự kiến từ nay đến hết năm 2020, toàn tỉnh sẽ cải tạo thêm 82,53km, nâng tổng số cống, rãnh thoát nước thải được cải tạo lên 711,242km, vượt xa mục tiêu đề ra. 

Điển hình tại huyện Vĩnh Tường, hết năm 2019, 100% xã của huyện Vĩnh Tường được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, các thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang, tuy nhiên, hệ thống cống, rãnh thoát nước thải trong khu dân cư lại chưa đảm bảo, nhất là với các xã có làng nghề truyền thống hoặc trọng điểm về chăn nuôi.

Phần lớn hệ thống cống, rãnh thoát nước thải được xây dựng lộ thiên, không có nắp đậy, thường xuyên bốc mùi hôi thối, trong đó,có nhiều tuyến rãnh được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, lâu ngày không được nạo vét nên khi mưa to gây ách tắc dòng chảy, khiến tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra tại một số địa phương, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và ô nhiễm môi trường.

Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mong muốn Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí, nên chưa tích cực tham gia, thậm chí còn gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Với phương châm “Nơi nào dễ làm trước, khó làm sau và nhân dân phải đồng thuận thì mới thực hiện”, huyện Vĩnh Tường đã tăng cường chỉ đạo UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư.

Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai tại tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện, Vĩnh Tường đã xây dựng được 117,020km rãnh thoát nước thải trong khu dân cư tại 27 xã, thị trấn, vượt 119,21% so với đăng ký.

Hệ thống rãnh thoát nước thải khu dân cư xã Tam Phúc (Vĩnh Tường) được xây dựng đúng tiến độ, góp phần bảo vệ môi trường.

Hệ thống rãnh thoát nước thải khu dân cư xã Tam Phúc (Vĩnh Tường) được xây dựng đúng tiến độ, góp phần bảo vệ môi trường.

Nói về hiệu quả của NQ 38, ông Đỗ Hải Triều, Phó chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: NQ 38 đã phát huy lợi ích kép, giải quyết được cơ bản vấn đề ô nhiễm nước thải trong khu dân cư. Sau khi xây dựng, cải tạo cống rãnh, các con đường trong thôn, xóm đều được nhân dân tự nguyện đóng góp để nâng cấp. NQ 38 đã phát huy được tính dân chủ trong triển khai nghị quyết, phát huy được vai trò chủ thể của người dân.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo đã và đang được nhiều địa phương triển khai nhân rộng như tổ chức cho đoàn thanh niên vẽ hàng nghìn tranh cổ động, tranh trang trí dọc các đường làng ngõ xóm với chủ đề về tình yêu quê hương đất nước; tổ chức phát động phong trào tuyến đường hoa; hỗ trợ lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng... đã tạo nên sự thay đổi lớn về diện mạo cảnh quan môi trường đường làng, ngõ xóm, khu dân cư văn minh; cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần tiếp tục thực hiện mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP chưa bắt kịp xu thế người tiêu dùng

ĐBSCL Giữa chủ thể OCOP và các đơn vị thương mại, siêu thị đã có buổi trao đổi về năng lực cung cầu, kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL.