| Hotline: 0983.970.780

Mưa lũ ở miền núi phía Bắc: Sẵn sàng sơ tán dân khi nguy hiểm

Thứ Ba 21/07/2020 , 14:07 (GMT+7)

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, hiện nay, khu vực miền núi phía Bắc đang có mưa to đến rất to, đặc biệt là tại Hà Giang.

Đặc biệt tại Hà Giang mưa rất to, lên tới tới 350mm trong 10 giờ (từ 0h-10h/21/7), làm 2 người chết, ngập sâu nhiều nơi tại thành phố Hà Giang.

Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 21-22/7, vùng núi phía Bắc tiếp tục có mưa 50-100mm/24h, có nơi trên 150mm/24h.

Tại miền núi phía Bắc, lũ thượng lưu sông Lô có khả năng đạt mức báo động 2 - báo động 3, hạ lưu gần mức báo động 1. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ, đặc biệt tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Mưa lũ ở miền núi phía Bắc khiến sạt lở ở nhiều tuyến đường. Ảnh: TCTT.

Mưa lũ ở miền núi phía Bắc khiến sạt lở ở nhiều tuyến đường. Ảnh: TCTT.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, giảm thiệt hại về người và tài sản, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc, các Bộ, ngành khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất; triển khai ngay các lực lượng cứu hộ, di dời dân vùng bị ngập sâu. Chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.

Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.

Các tỉnh miền núi phía Bắc kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Công Thương chỉ đạo, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, không để xảy ra các sự cố gây thiệt hại về người.

Bộ NN-PTNT chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi, nhất là hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; không cho phép tích nước nếu hồ đập không đảm bảo an toàn.

Bộ Giao thông Vân tải chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có mưa lũ lớn; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng chân trên địa bàn rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương khi có yêu cầu.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.