| Hotline: 0983.970.780

Mỹ cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine

Thứ Sáu 26/04/2024 , 08:32 (GMT+7)

Theo các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc, hệ thống tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp sẽ cho phép quân đội Ukraine nhắm mục tiêu vào bán đảo Crimea ‘hiệu quả hơn’.

Quân đội Mỹ thử tên lửa ATACMS tại bãi thử tên lửa White Sands ở New Mexico hồi năm 2021. Ảnh: CNN.

Quân đội Mỹ thử tên lửa ATACMS tại bãi thử tên lửa White Sands ở New Mexico hồi năm 2021. Ảnh: CNN.

Giới chức Mỹ hồi đầu tuần này xác nhận rằng Washington đã âm thầm gửi cho Kiev tên lửa tầm xa ATACMS vào tháng trước, song không tiết lộ số lượng tên lửa. Một số hãng tin cũng đưa tin rằng Kiev đã bắt đầu sử dụng vũ khí mới nhắm vào các mục tiêu ở sâu trong hậu phương của Nga.

"Mục đích" của việc cung cấp cho Ukraine vũ khí tầm xa là nhằm gây thêm áp lực lên Crimea, "nơi mà hiện giờ, Nga đã có nơi trú ẩn tương đối an toàn", tờ New York Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên.

Mỹ đã chuyển cho Ukraine tên lửa ATACMS, được cho là có tầm bắn lên tới 300 km, như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD được Tổng thống Joe Biden phê duyệt hồi giữa tháng 3/2024. Hôm 24/4, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã xác nhận việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, song từ chối bình luận về độ chính xác và tầm bắn của vũ khí.

Sáng 17/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội của ông đã tấn công một căn cứ không quân ở Dzhankoy, Crimea, sau khi truyền thông đưa tin Kiev lần đầu tiên sử dụng loại tên lửa này trong cuộc tấn công vào sân bay cách tiền tuyến khoảng 165 km. Bộ Quốc phòng Nga đến nay vẫn chưa bình luận về tuyên bố này.

Ukraine lần đầu nhận được tên lửa ATACMS tầm trung vào tháng 9/2023. Tuy nhiên, quân đội Nga đã nhanh chóng bắn hạ, phá tan âm mưu phá hoại cầu Crimea của ông Zelensky. Đầu tháng này, ông Zelensky nhắc lại rằng ông và chính phủ "thực sự muốn phá hủy các cơ sở hạ tầng của Nga", bao gồm cả cầu Crimea.

"Tôi nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp và ông Biden đã đưa ra quyết định là thời điểm thích hợp để cung cấp những thứ này dựa trên tình hình cuộc chiến hiện nay. Tôi nghĩ đó là một quyết định đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng, và chúng tôi thực sự đã thực hiện điều này", Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Christopher Grady, nói với hãng tin AP hôm 24/4. 

Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov hôm 25/4 cho rằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev là "không thể biện minh". Động thái của Washington "làm tăng mối đe dọa đối với an ninh của Crimea, bao gồm Sevastopol, các khu vực mới sáp nhập và các thành phố khác của Nga", ông nói thêm.

Bán đảo Crimea đã trưng cầu dân ý với đa số người dân ủng hộ gia nhập Liên bang Nga vào năm 2014. Vào tháng 9/2022, 4 vùng lãnh thổ của Ukraine, gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, Kherson và Zaporozhye, cũng lần lượt sáp nhập vào Liên bang Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý tương tự.

Kiev tuyên bố không công nhận các cuộc trưng cầu dân ý trên và đang thúc đẩy "công thức hòa bình" của riêng mình, theo đó Nga sẽ rút quân không chỉ khỏi 4 khu vực trên mà còn phải từ bỏ Crimea trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm