| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Thứ Năm 18/11/2021 , 17:26 (GMT+7)

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, bà con nên tuân thủ bón phân theo nguyên tắc "4 đúng", cải thiện độ pH và lựa chọn phân bón có công nghệ tiên tiến.

Theo thạc sỹ Lê Văn Giang, công tác tại Trường Đại học Cần Thơ, pH đất hay còn gọi là độ chua của đất có giá trị từ 1 - 14. Nếu pH dưới 5.5 thì gọi là đất chua, pH từ 5.5 – 8 gọi là đất có pH trung tính, còn trên 8 gọi là đất có tính kiềm. Đối với cây ăn trái, độ pH thích hợp là từ 5.5 - 8. 

Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến pH đất là: Đặc tính của đất; thời tiết và khí hậu; yếu tố kỹ thuật canh tác. Nếu đất chua, bà con nên hạn chế bón phân đạm dạng sunfat, đạm clorua, đạm nitrat hoặc nếu bón phân lân dạng supe trong thời gian dài cũng làm chua đất.

Gần đây, các vùng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL cũng đang được nông dân chuyển đổi dần sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tính chất đặc trưng của những vùng đất này là pH rất thấp, chất sắt và nhôm cao. Ảnh: Ngọc Trinh.

Gần đây, các vùng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL cũng đang được nông dân chuyển đổi dần sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tính chất đặc trưng của những vùng đất này là pH rất thấp, chất sắt và nhôm cao. Ảnh: Ngọc Trinh.

pH thấp sẽ ảnh hưởng đến độ hữu dụng của các dinh dưỡng khoáng có trong đất, tác động tiêu cực đến các loài vi sinh vật có lợi trong đất và tác động tới rễ cây trồng.

Ở ĐBSCL, trước đây, vùng trồng cây ăn trái chủ yếu tập trung ven sông Tiền, sông Hậu. Đặc điểm đất của vùng trồng này là đất phù sa có pH từ 6.0 - 6.5, đất có thành phần sét trung bình 35 - 45%, độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước tốt.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học, giá trị hữu cơ và độ pH của các vùng đất này đang có dấu hiệu suy giảm. Độ pH đang suy giảm còn 5 - 5.5. Do đó, bà con cần bổ sung thêm vôi và phân bón có chứa nhiều canxi nhằm nâng cao độ pH của đất. Ngoài ra, bà con cũng nên bón thêm phân hữu cơ để cải thiện lại hàm lượng chất hữu cơ đang trên đà suy giảm. Bên cạnh đó, bà con nên để cỏ trong vườn để hạn chế rửa trôi các ca-ti-ông (cation) kiềm.

Gần đây, các vùng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL cũng đang được nông dân chuyển đổi dần sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tính chất đặc trưng của những vùng đất này là pH rất thấp, chất sắt và nhôm cao.

Do đó, khi lên vườn từ đất ruộng bà con nên giữ lại lớp đất mặt để đưa lên trên. Khi canh tác cũng nên bổ sung thêm vôi hoặc sử dụng phân bón có chứa nhiều canxi nhằm nâng cao độ pH của đất.

Ông Nguyễn Văn Toản, đại diện Công ty Behn Meyer Agricare cho rằng, trong bối cảnh giá phân bón trong nước và trên thế giới tăng cao, đòi hỏi nông dân phải có sự lựa chọn phân bón phù hợp. Nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Thứ nhất là tuân thủ theo quy tắc "4 đúng": Đúng loại, đúng liều, đúng lúc và đúng cách. 

Bên cạnh đó, bà con cũng chú ý cải thiện pH đất trong ngưỡng phù hợp để cây hấp thu dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, cải thiện khả năng giữ dinh dưỡng của đất. Cuối cùng là lựa chọn công nghệ dinh dưỡng tiên tiến như công nghệ NET, công nghệ giúp gia tăng hiệu quả sử dụng đạm.

Chẳng hạn như sản phẩm Entec, Novatec của Công ty Behn Meyer Agricare (BM). Những sản phẩm này có liều lượng giảm hơn 20 - 30% so với phân bón thông thường nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt nhất cho cây trồng. 

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, bà con nên tuân thủ bón phân theo nguyên tắc '4 đúng', cải thiện độ pH và lựa chọn phân bón có công nghệ tiên tiến. Ảnh: Ngọc Trinh.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, bà con nên tuân thủ bón phân theo nguyên tắc "4 đúng", cải thiện độ pH và lựa chọn phân bón có công nghệ tiên tiến. Ảnh: Ngọc Trinh.

Ông Toản chia sẻ, ngoài yếu tố đạm, nhu cầu sử dụng lân của cây cũng quan trọng không kém. Bởi lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phân hóa mầm hoa cũng như đẻ nhánh, phân cành, giúp hoa đậu trái. Lân cũng tham gia vào quá trình phát triển của bộ rễ và các quá trình khác như quang hợp hô hấp…

Một thí nghiệm kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng P2O5 được giải phóng trong đất giữa sản phẩm Nitrophoska Green 15-15-15 của Công ty BM và sản phẩm phân bón NPK 15-15-15 thông thường tại Châu Âu cho thấy: Độ hữu dụng của lân trong sản phẩm của Công ty BM cao hơn sản phẩm đối chứng. Cụ thể, sau 35 ngày bón, độ hữu dụng P2O5 của sản phẩm Nitrophoska Green 15-15-15 đạt 42%, cao hơn nhiều so với sản phẩm đối chứng chỉ 23%. 

Một yếu tố khác biệt khác nữa là hàm lượng lân hòa tan trong nước của sản phẩm BM cao hơn so với các sản phẩm thông thường. Những dòng phân bón phức hợp của BM có lân ở dạng dễ hấp thu. Đặc biệt là có công nghệ chống chuyển hóa lân khó tiêu. Chính vì vậy, nó đáp ứng đủ nhu cầu lân cho giai đoạn cần thiết như là xử lý ra hoa.

Một nguyên tố khác cũng có vai trò không kém là canxi. Trong sản phẩm của BM, sau khi bón phân từ 2 - 3 ngày, trên mặt đất sẽ có một lớp màu trắng. Đó chính là canxi hoạt hóa. Canxi này rất cần thiết để giúp cây cân đối hấp thu chất dinh dưỡng, không gây thừa bất cứ chất nào. Chất canxi giúp cho lớn trái và hạn chế nứt gai, nứt da ở sầu riêng, giúp gai xanh và đẹp" ông Nguyễn Văn Toản, Công ty Behn Meyer Agricare chia sẻ thêm.

Xem thêm
Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?