| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm con tôm Việt Nam

Thứ Ba 25/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Trong vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn trong ngành tôm đã đầu tư mạnh vào nuôi tôm công nghệ cao hay các công nghệ khác. Điều này đã làm gia tăng đáng kể hiệu quả sản xuất tôm nguyên liệu cũng như khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.

15-26-11_nuoi_tom_cong_nghe_co
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt – Úc. Ảnh: Thanh Tùng

Tập đoàn Việt – Úc là một trong những DN đang đi đầu về nuôi tôm công nghệ cao. Trong năm 2018 Tập đoàn Việt – Úc đã đưa vào hoạt động “Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao” tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh này. Với tổng diện tích 315 ha, Khu phức hợp trên bao gồm các hạng mục như khu sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, khu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Tổng mức vốn đầu tư cho dự án phức hợp trên khoảng 1.000 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động địa phương.

Điều đáng chú ý là Tập đoàn Việt – Úc đã ứng dụng các công nghệ cao ở “Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao”. Đây là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, lần đầu tiên có ở Việt Nam. Trong mô hình này, ở khâu nuôi, khi tôm chưa tới 20 ngày tuổi, thức ăn được rắc xuống ao nuôi như các mô hình nuôi bình thường. Sau giai đoạn này, tôm được cho ăn tự động nhờ 1 thiết bị thu sóng siêu âm Sonar đặt dưới đáy ao. Khi tôm đói, sẽ kẹp càng lại, thiết bị thu sóng siêu âm Sonar sẽ thu lại âm thanh ấy và truyền tín hiệu tới máy chủ, để máy chủ truyền lệnh cho tôm ăn. Với cách cho ăn tự động như thế này, tôm luôn được ăn khi có nhu cầu.

Trong nhà kính, còn áp dụng các công nghệ khác như các ao nuôi đều lót bạt dưới đáy, nguồn nước mặn được xử lý ở ao lắng trước khi đưa vào ao nuôi, hệ thống quạt nước và bơm oxy hoạt động liên tục 24/24 giờ nhằm cung cấp đầy đủ oxy cho tôm, nhiệt độ trong ao được duy trì ổn định dưới 31 độ C. Đặc biệt, các ao nuôi được ứng dụng công nghệ lọc nước tuần hoàn để loại bỏ chất thải và thức ăn dư thừa. Lượng nước còn lại được đưa qua giàn tia cực tím nhằm diệt khuẩn và quay trở lại ao tôm. Với công nghệ này, nguồn nước trong ao có thể sử dụng tới 10 năm, do đó hạn chế được lượng nước thải ra môi trường. Nhờ ứng dụng nhiều công nghệ cao, ở mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, mật độ tôm nuôi lên tới 500 con/m2, đạt sản lượng thu hoạch trung bình từ 180-240 tấn/ha, nuôi 3 vụ/năm.

Theo ông Đặng Quốc Tuấn, TGĐ điều hành Tập đoàn Việt – Úc, hiện Tập đoàn này đang sở hữu nhiều công nghệ cao trong ngành thủy sản, bao gồm quy trình nuôi hoàn toàn bằng vi sinh, hệ thống ao lắng nước biển, hệ thống xử lý nước tuần hoàn, hệ thống lọc nước tự động bằng tia cực tím.

Ở khâu sản xuất giống, Tập đoàn Việt - Úc không chỉ đã tự tạo ra tôm bố mẹ bằng cách kết hợp với viện CSIRO của Úc gia hóa tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam để tự cung cấp tôm bố mẹ cho tập đoàn, mà còn luôn đi đầu về các thiết bị hiện đại trong sản xuất giống như máy Zone, tia cực tím, máy đếm tôm, máy đóng gói tôm và máy xử lý nước hiện đại phục vụ cho ương giống tôm.

Nhờ áp dụng công nghệ cao, hiện đại, Tập đoàn Việt – Úc đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất giống đến các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Nghệ An, Bến Tre và Cà Mau. Công suất của tất cả các công ty thuộc Tập đoàn đạt 40 tỷ con giống/năm, gồm: Cà Mau 50 ha, công suất 8 tỷ post/năm; Bạc Liêu 102 ha, công suất 15 tỷ post/năm; Bến Tre 50 ha, công suất 8 tỷ post/năm; Bình Thuận 3,7 ha, công suất 2,5 tỷ post/năm; Bình Định 8 ha, công suất 5 tỷ post/năm, Nghệ An 4 ha, công suất 2 tỷ post/năm; Sóc Trăng (đang xây dựng) 23 ha, công suất dự kiến 15 tỷ post/năm.. Tôm giống chất lượng cao của Việt – Úc đã được cung cấp khắp cả nước, từ Cà Mau đến Quảng Ninh và chiếm 30% thị phần tôm giống cả nước.

Cải thiện màu sắc tôm nuôi

Tập đoàn Minh Phú đang nghiên cứu đẩy mạnh áp dụng giải pháp cải thiện màu sắc tôm nuôi thông qua kỹ thuật nuôi và sử dụng Astaxanthin.

Sở dĩ phải cải thiện màu sắc tôm nuôi là vì các thị trường khi nhập khẩu tôm thường rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ cần tôm khi luộc lên có màu đỏ, trong khi các sản phẩm tôm nuôi từ Việt Nam sau khi luộc lên phần lớn có màu hồng nhạt và trắng, nên khó đạt yêu cầu của khách hàng. Đây là hạn chế của sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm từ các quốc gia khác.

Để cải thiện màu sắc tôm, về kỹ thuật nuôi, Minh Phú sử dụng nước biển nuôi tôm có độ mặt từ 25‰ trở lên, giúp cho tôm có màu sắc đỏ đẹp; hương vị ngon; tạo sự khác biệt cho sản phẩm; tạo sự cạnh tranh, đa dạng cho sản phẩm; đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng.

Đối với những khu vực mà độ mặn nguồn nước dưới 25‰, thì sử dụng Astaxanthin để tạo màu sắc cho tôm nuôi. Hiện một số quốc gia sử dụng Astaxanthin trộn vào thức ăn để tăng màu sắc cho tôm, hay quy trình nuôi tôm gây tảo tạo màu sắc xám đen cho tôm nuôi khi thu hoach.

Tuy nhiên, vấn đề về tạo màu sắc cho tôm nuôi có sử dụng Astaxanthin cần được nghiên cứu thêm để tạo ra được Astaxanthin có nguồn gốc hữu cơ nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm