| Hotline: 0983.970.780

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Thứ Ba 21/01/2025 , 08:47 (GMT+7)

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng về môi trường và biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đã trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược của các doanh nghiệp.

Nestlé, tập đoàn thực phẩm hàng đầu toàn cầu, không chỉ khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường mà còn dẫn đầu trong các sáng kiến bền vững tại Việt Nam.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương. Những nỗ lực này không chỉ góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn mà còn mang lại giá trị lâu dài cho cả môi trường và xã hội.

Từ thành tựu kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp bền vững

Một trong những biểu tượng tiêu biểu cho chiến lược phát triển bền vững của Nestlé tại Việt Nam chính là Nhà máy Nestlé Trị An. Không chỉ là một nhà máy sản xuất hiện đại mà còn là minh chứng rõ nét cho việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tế sản xuất.

Tại đây,  Nestlé đã áp dụng các giải pháp tiên tiến như biến bã cà phê thành nhiên liệu sinh khối, gạch không nung và phân vi sinh, giảm phát thải CO₂, và tuần hoàn nước trong sản xuất. Các sáng kiến này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững.

Đặc biệt, từ 2015, 100% nhà máy của Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp. Hiện nay, các loại rác thải trong quá trình sản xuất được đưa về kho tái chế và phân loại. Sau đó, các vật phẩm và bột thừa trong quá trình sản xuất thực phẩm được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bùn và cặn nồi hơi được sử dụng để sản xuất phân bón, bã cà phê được sử dụng làm nguyên liệu để đốt lò trong khi tro và cát trong quá trình sản xuất cà phê được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng là gạch tái chế.

Cùng với đó, chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé tiếp tục mở rộng chiến lược bền vững, không chỉ trong sản xuất mà còn trong nông nghiệp. Chương trình này giúp người nông dân trồng cà phê cải thiện kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, giảm hóa chất, và tăng năng suất cây trồng.

Cụ thể, cho đến nay, dự án Nescafé Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40-60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30-100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải các-bon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được.

Những sáng kiến này không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông dân, hỗ trợ người dân chuyển dịch nông nghiệp tái sinh, bảo vệ độ phì nhiêu của đất đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng cà phê và đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế đã giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững hơn trên thị trường toàn cầu.

Chương trình toàn cầu NESCAFÉ Plan được Tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010 tại các quốc gia thuộc các khu vực trồng cà phê trọng điểm trên thế giới nhằm mục tiêu mang lại những giá trị bền vững.

Chương trình toàn cầu NESCAFÉ Plan được Tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010 tại các quốc gia thuộc các khu vực trồng cà phê trọng điểm trên thế giới nhằm mục tiêu mang lại những giá trị bền vững.

Bên cạnh nỗ lực giảm phát thải ở thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong hoạt động thiết kế và sản xuất. Nestlé cũng đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.

Để đạt được mục tiêu này, công ty đã bắt đầu sử dụng nhựa rPET – một loại nhựa tái chế được sản xuất từ các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, thay vì sử dụng nhựa nguyên sinh. Việc sử dụng nhựa rPET không chỉ giúp giảm thiểu rác thải nhựa mà còn khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào lối sống bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Đến chương trình đồng hành vì sự phát triển bền vững cùng doanh nghiệp Việt

Song song với việc nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, và các chương trình hành động cụ thể nhằm giảm phát thải, Nestlé Việt Nam cũng đã phối hợp với các đối tác để tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của mình.

Các hoạt động này tập trung vào đào tạo, kiểm đếm và đo lường phát thải khí nhà kính, giúp doanh nghiệp từng bước cắt giảm lượng khí thải và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Đồng Chủ tịch của VBCSD tích cực đồng hành trong các chương trình ý nghĩa, góp phần thúc đẩy các sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Đồng Chủ tịch của VBCSD tích cực đồng hành trong các chương trình ý nghĩa, góp phần thúc đẩy các sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính.

"Với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, Nestlé không chỉ đặt các mục tiêu tham vọng và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, mà còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam", ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết. 

Các nỗ lực này không chỉ thể hiện trách nhiệm của Nestlé đối với chương trình hành động cụ thể nhằm hướng đến tương lai xanh của quốc gia, mà còn mở rộng ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội xanh, sạch và bền vững hơn.

Bên cạnh đó, ông Binu Jacob khẳng định những mục tiêu đầy tham vọng không thể đạt được nếu chỉ hành động riêng lẻ, đòi hỏi sự chung sức của toàn bộ chuỗi giá trị.

“Thông qua các hoạt động ý nghĩa này, chúng tôi cũng kêu gọi sự chung tay từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức để chia sẻ rộng rãi hơn các sáng kiến và thực hành tốt, cùng kiến tạo một Việt Nam xanh hơn, thịnh vượng hơn", ông Binu Jacob cho biết thêm.

Xem thêm
Xuất khẩu cao su của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận những kết quả rất tích cực, dù nhu cầu tiêu thụ tại thị trường chủ lực Trung Quốc giảm mạnh.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.