| Hotline: 0983.970.780

Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m

Thứ Năm 19/07/2018 , 19:26 (GMT+7)

Nga thử nghiệm chiến thuật thả xe bọc thép cùng lính dù bên trong nhằm rút ngắn thời gian sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng đổ bộ đường không.

Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m
Quân đội Nga cuối tuần trước triển khai hơn 200 xe bọc thép và 2.500 binh sĩ tham gia cuộc diễn tập đổ bộ đường không quy mô lớn. Bài tập thả xe bọc thép thế hệ mới cùng đầy đủ binh sĩ bên trong là nội dung đáng chú ý nhất đợt diễn tập.
Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m
Trung tướng Vladimir Benediktov, chỉ huy lực lượng Không vận, cho biết Nga là nước duy nhất tới nay thực hiện thành công bài tập nguy hiểm này.
Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m
Phương pháp thả xe bọc thép có binh sĩ ngồi trong là ý tưởng của chỉ huy huyền thoại lực lượng lính dù Nga Vasiliy Margelov. Chiến thuật này giúp lính dù Nga và xe bọc thép có thể sẵn sàng chiến đấu chỉ vài phút sau khi được thả từ máy bay.
Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m
Chiến thuật thả xe bọc thép cùng binh sĩ đòi hỏi độ chính xác và mức an toàn thiết bị cao bởi chỉ một sơ suất cũng có thể dẫn đến tai nạn chết người và thiệt hại vật chất lớn. NATO từng dừng việc thử nghiệm thả dù khí tài vào năm 2016, sau một sự cố không bung dù làm hư hỏng xe thiết giáp.
Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m
Năm 2015, Nga cũng thả thành công thiết giáp chở quân BTR-MDM từ máy bay xuống đất nhưng không có binh sĩ bên trong. Còn trong lần thử nghiệm này, chiếc xe BTR-MDM cùng toàn bộ kíp lái và lính dù đi kèm được thả an toàn từ độ cao 1.800 m.
Nga thả dù xe thiết giáp cùng binh sĩ bên trong từ độ cao 1.800 m
Xe bọc thép BTR-MDM thế hệ mới nặng khoảng 14 tấn, kíp lái hai người và có thể chở 13 lính dù.
Một số máy bay không người lái cũng được quân đội Nga huy động trong đợt diễn tập.

(VnExpress)

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm