| Hotline: 0983.970.780

Ngân sách hỗ trợ tới 3 triệu đồng/ha/năm với đất trồng lúa chất lượng cao

Thứ Hai 16/09/2024 , 06:00 (GMT+7)

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha/năm với đất chuyên trồng lúa; đồng thời hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha/năm với đất vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024, quy định chi tiết về đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Theo đó, từ 1/1/2025, ngân sách Nhà nước (NSNN) sẽ tăng mức hỗ trợ đối với đất chuyên trồng lúa.

Cụ thể, ngân sách hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa; hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;

Đáng chú ý, theo Nghị định mới, NSNN sẽ hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Theo Nghị định 112, việc sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định và nguồn kinh phí NSNN hỗ trợ sản xuất lúa trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương theo quy định của Nghị định này do UBND cấp tỉnh lập trình HĐND cùng cấp căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.

Cụ thể, hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa.

Cùng với đó là hỗ trợ đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần; Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã; Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ.

Đáng chú ý, Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp được NSNN hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Đối với dự án áp dụng theo quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị phải có diện tích 500ha trở lên.

Các đề ản sản xuất lúa chất lượng cao, theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh mang lại nhiều giá trị cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Các đề ản sản xuất lúa chất lượng cao, theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh mang lại nhiều giá trị cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Với dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao phải có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên.

Các dự án này sẽ được NSNN hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Nguồn vốn, đối tượng, quy trình hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn và thủ tục hỗ trợ đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng chính sách của Nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao: Dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị phải có diện tích 100ha trở lên.

Về kinh phí, dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo được Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Văn bản cũng nêu rõ, các dự án theo quy định trên được Nhà nước hỗ trợ một lần. Trường hợp dự án hoặc hạng mục dự án đã được hưởng hỗ trợ từ NSNN theo Nghị định này thì không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách theo quy định pháp luật khác và ngược lại.

Xem thêm
Ấn Độ sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su, cơ hội cho Việt Nam

Hiện ngành công nghiệp ô tô, sản xuất thiết bị y tế của Ấn Độ đang ghi nhận tăng trưởng tích cực, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên tăng.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Hàng trăm ngàn sản phẩm sữa tươi, nước tinh khiết TH đến với người dân vùng ngập lũ

Ngoài những hỗ trợ chính thức từ tập đoàn, Công đoàn các công ty thành viên của Tập đoàn TH tại các tỉnh cũng thực hiện quyên góp để nhanh chóng đưa những món quà thiết thực tới người dân vùng lũ.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.