| Hotline: 0983.970.780

Ngành Quản lý đất đai - Cơ hội việc làm rộng mở

Thứ Ba 22/08/2023 , 15:21 (GMT+7)

Thực tế cho thấy, quản lý đất đai là công việc hấp dẫn đối với một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động trẻ hiện nay.

Sức hấp dẫn của công việc quản lý đất đai đến từ việc trực tiếp tham gia thị trường nhà đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, định giá đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất… Đây là một công việc ổn định, có thu nhập khá cao.

Công việc rộng mở

Sinh viên ngành Quản lý đất đai được trang bị các kiến thức nền tảng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai như: đo đạc lập bản đồ; đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; lập hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân; lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất các cấp; thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; định giá đất và quản lý bất động sản; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai…

Sinh viên thực hành trắc địa bản đồ. Ảnh: HVNN.

Sinh viên thực hành trắc địa bản đồ. Ảnh: HVNN.

Bên cạnh kỹ năng mềm (kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…), sinh viên ngành Quản lý đất đai được trang bị kỹ năng chuyên môn như: Vận dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, các loại bản đồ chuyên đề và hệ thống thông tin đất đai; Vận dụng kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý đất đai; Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý đất …

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí như lãnh đạo, giảng viên, cán bộ tư vấn và chuyên viên tại các đơn vị:

+ Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính…

– Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính… các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị các quận, phòng Tài chính… huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Cơ quan Địa chính – Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn

+ Nhân viên trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng; trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản

+ Giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Tại sao chọn học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) được năm 1956, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Học viện có cơ sở vật chất khang trang với hệ thống giảng đường, phòng học thông minh, phòng thí nghiệm hiện đại, khu liên hợp thể thao tiên tiến và hệ thống học liệu phong phú.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Ảnh: HVNN.

Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Ảnh: HVNN.

Theo học ngành Quản lý đất đai tại Học viện, sinh viên được học tập/hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, Học viện có gần 1.400 cán bộ, viên chức, hơn 80% giảng viên được đào tạo ở các nước có nền khoa học tiên tiến trên thế giới như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Bỉ, Hà Lan… Không chỉ có phương pháp giảng dạy tốt, giảng viên của Học viện còn đam mê nghiên cứu khoa học, đấu thầu và thực hiện thành công nhiều đề tài khoa học các cấp, công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế…

Tại Việt Nam, Học viện là cơ sở đầu tiên đào tạo ngành Quản lý Đất đai. Trải qua hơn 40 năm kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu, Học viện đã đào tạo cho đất nước hàng vạn nhân lực ngành Quản lý Đất đai. Nhiều sinh viên, học viên tốt nghiệp ngành này đã và đang đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (2019): 70% cán bộ chủ chốt của ngành tài nguyên và môi trường tốt nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Học viện tổ chức ký kết hợp tác với hàng trăm cơ quan, doanh nghiệp để bố trí thực tập, cấp học bổng và giải quyết việc làm cho sinh viên. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quan hệ Công chúng và Hỗ trợ sinh viên, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành Quản lý đất đai đạt trên 90%. Hàng năm, Học viện tổ chức Ngày hội việc làm, thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên ngành Quản lý Đất đai như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất việt; Công ty BĐS An Quý Hưng Land; Công ty BĐS Phúc Lộc; Công ty BĐS Hùng Vương; Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Phương Bắc; Công ty An Việt… với số lượng tuyển dụng trên 200 sinh viên tốt nghiệp /1 năm.

Theo học tại Học viện, sinh viên có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài năng, học bổng nghèo vượt khó với tổng giá trị học bổng lên đến 30 tỷ đồng/1 năm. Ngoài ra, sinh viên còn được “hòa mình” vào hoạt động trao đổi phương pháp học tập và chia sẻ kỹ năng sống, giao lưu, tiếp lửa khởi nghiệp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tình nguyện vì cộng đồng.

Nếu bạn yêu thích ngành Quản lý đất đai hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam với các thông tin:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức xét tuyển

HVN

HVN19

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

D01: Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn

– Tuyển thẳng

– Xét học bạ 

– Xét tuyển kết hợp

– Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024 6261 7578, 024 6261 7520, 0961 926 639, 0961 926 939

Website: www.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm