| Hotline: 0983.970.780

Ngao Giao Thủy xuất ngoại

Thứ Ba 12/11/2019 , 15:59 (GMT+7)

Vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đã được EU đánh giá là vùng nuôi an toàn. Do đó, ngao Giao Thủy có chất lượng tốt, đảm bảo.

Nghề nuôi ngao ở huyện Giao Thủy đã có từ hàng chục năm nay. Theo thống kê, toàn huyện có gần 2.000ha nuôi ngao. Tập trung ở các xã như: Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao An, Quất Lâm…
Sản lượng hàng năm đạt trên 25.000 tấn. Thời điểm hiện tại, giá bán dao động từ 11 - 20.000 đồng/kg, tùy vào kích cỡ ngao, loại ngao.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Giao Thủy, con ngao là 1 trong những con nuôi thủy sản chủ lực của huyện, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. 
Hiện, trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi thả ngao Bến Tre và ngao bản địa, được thị trường đánh giá tốt; chất lượng thịt ngao thơm, ngon và ngọt nên được khách hàng ưa chuộng.
Từ lâu, ngao Giao Thủy không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó có thị trường Châu Âu, Trung Quốc,…
Xã Giao Xuân được coi là “vựa ngao” lớn nhất của huyện Giao Thủy với diện tích khoảng 400ha, gần 200 hộ trực tiếp tham gia sản xuất ngao. Sản lượng đạt trên 40 tấn ngao thương phẩm/ha/năm, giá trị kinh tế ước đạt 520 triệu đồng/ha.
Bà Phạm Thị Dậu, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Xuân (huyện Giao Thủy) tự hào rằng, địa phương là nơi đã sinh sôi và phát triển nghề nuôi ngao từ rất sớm. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi ngao. Nhiều gia đình đã xây được nhà to nhờ con ngao.
Trên địa bàn xã Giao Xuân, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư khu sơ chế, làm sạch ngao trước khi đưa ra thị trường. Đi đầu là hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cửu – Chủ doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung.
Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng nông, lâm, thủy sản Nam Định, ông Trần Xuân Lại cho biết, huyện Giao Thủy đã được EU đánh giá là vùng nuôi ngao an toàn. Ngao có chất lượng tốt, đảm bảo. Hàng tháng, Chi cục vẫn cử cán bộ xuống địa phương lấy mẫu nước vùng nuôi ngao để kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nước.

Xem thêm
Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc

Kiểm soát an toàn thực phẩm bằng liên kết chuỗi. Bắc Kạn: Gấp rút hoàn thành 25 căn nhà cho người dân vùng sạt lở. Hà Nội: Biến cỏ tế thành sản phẩm thủ công bắt mắt. Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc - Đồng Tháp.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

3.000 chậu địa lan sắp đưa đi tiêu thụ

Thời điểm này, 3.000 chậu địa lan của gia đình anh Đặng Văn Hưng ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã nở hoa đều và đẹp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.