| Hotline: 0983.970.780

Ngập lụt lịch sử, di dời hàng ngàn người dân vùng biên giới trong đêm

Thứ Tư 04/09/2019 , 15:48 (GMT+7)

Mưa kéo lớn kéo dài suốt đêm 3/9 và sáng 4/9 khiến mực nước sông Sê Pôn dâng cao, hàng ngàn người dân sinh sống tại vùng biên giới tỉnh Quảng Trị đã được lệnh di dời khẩn cấp ngay trong đêm.

Ngày 4/9, ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, mưa lớn gây ra tình trạng ngập lụt tại nhiều khu vực dân cư, tập trung tại các địa bàn vùng biên giới.

Hàng trăm ngôi nhà tại TT. Lao Bảo và một số xã lân cận ngập sâu trong nước, có nơi ngập hơn từ 1 – 2 mét. 
Ông Lê Xuân Biên, ngụ TT. Lao Bảo, huyện Hướng Hóa cho biết: “Trong đêm qua, ngay khi có thông báo của chính quyền, chúng tôi đã di dời đến nơi cao hơn để tránh lụt. Theo kinh nghiệm của người dân ở địa phương, thường cứ 10 năm lụt to một lần. Hiện nay mực nước sông Sê Pôn đã ngập xấp xỉ với trận lụt lịch sử năm 2009. Dù nước dâng cao bất thường trong đêm nhưng do chuẩn bị tư tưởng từ trước nên gia đình tôi bị ảnh hưởng không đáng kể”.
Nhiều tuyến đường nội thị tại TT. Lao Bảo chìm trong nước lũ.

Theo ghi nhận của NNVN tại TT. Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, đến sáng 4/9, nhiều tuyến đường nội thị của địa phương này vẫn còn ngập sâu trong nước lũ, có nơi sâu hơn 1 mét. Một số khu dân cư gần với sông Sê Pôn người dân đã di chuyển hết đồ đạc đến nơi cao ráo để tránh nước lũ dâng cao bất ngờ. Tại Trung tâm thương mại Lao Bảo, khu vực buôn bán sầm uất nhất của thị trấn biên giới này, nhiều chủ cửa hàng đã gói ghém hàng hóa, nghỉ bán để tập trung chống lũ.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND TT. Lao Bảo cho hay, trước diễn biến của tình hình ngập lụt, chúng tôi đã triển khai di dời 450 hộ với 2.000 nhân khẩu tại các khóm Tân Kim, Duy Tân, Vĩnh Hoa, Ka Tăng... đến nơi an toàn. Hiện nay, chính quyền và lực lượng chức năng vẫn đang theo dõi sát diễn biến của mưa lũ để đưa ra các phương án đối phó phù hợp.

Nhiều diện tích chuối của người dân bị nước lũ nhấn chìm.

Tính đến trưa 4/9, tại huyện Hướng Hóa mưa vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Giao thông vào các xã vùng sâu vùng xa của huyện, nhất là các xã vùng Lìa và một số xã phía Bắc của huyện như Hướng Phùng, Hướng Sơn.... đang bị chia cắt cục bộ. Một số nơi người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại vì đường sạt lở. Tại các khu vực ngập lụt, phương tiện di chuyển của người người dân chủ yếu là ghe, thuyền... 

Người dân khẩn trương di chuyển đồ đạc.

Trong khi đó, nhiều trường học ở các địa bàn bị cắt bởi nước lũ phải tạm đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên. Ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa cho biết: “Thực hiện công văn của Sở, chúng tôi đã có chỉ đạo đối với các đơn vị trường học, nhất là các trường đóng tại địa bàn vùng thường xuyên ngập lụt cần đảm bảo tối đa an toàn cho học sinh. Những trường ở địa bàn nguy hiểm có thể cho giáo viên và học sinh tạm nghỉ ở nhà để đảm bảo an toàn”.

Tuyến QL9 đi huyện Hướng Hóa bị sạt lở nền đường.

Theo thống kê từ UBND huyện Hướng Hóa, tính đến trưa 4/9, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã tổ chức di dời hơn 1.000 hộ dân với 4.000 nhân khẩu ra khỏi khu vực ngập lụt nguy hiểm. Trong đó tập trung chủ yếu ở TT. Lao Bảo và một số xã vùng trũng thấp như Tân Thành, xã Tân Long…

“Theo dự tính trong thời gian tới khả năng nước trên sông Sê Pôn sẽ còn cao hơn, do đó huyện đã yêu cầu chính quyền các xã, thị trấn cần tích cực phối hợp với những lực lượng chức năng chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện cứu hộ cần thiết để đưa người dân đến địa điểm an toàn khi có trường hợp xấu xảy ra", ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết.

Nhiều ngôi nhà xây dựng sát bờ sông rất nguy hiểm.
Phương tiện di chuyển của người dân Lao Bảo hiện nay chủ yếu là ghe, thuyền.
Một điểm trường đã được đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Người dân di chuyển gia súc lên nơi cao ráo để tránh lũ.
Hồ công viên trung tâm TT. Lao Bảo chìm trong nước.

Xem thêm
Vì sao rắn thần 5 đầu là linh vật Tết của Bình Định?

Đặc sắc mâm cỗ Việt cổ truyền trong căn nhà 130 năm tuổi. Gà tiên ngậm hoa đắt hàng ngày 23 tháng Chạp. Rắn thần Naga -  linh vật năm Ất Tỵ của Bình Định. Lao động nhàn rỗi có thêm thu nhập từ vụ hoa Tết.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

Huy động hàng trăm người chữa cháy rừng ngày cận tết

Một vụ cháy rừng lớn xảy ra tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, địa phương đã huy động hàng trăm người tham gia chữa cháy.

Bình luận mới nhất