| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý doanh nghiệp đạm muốn chịu thêm thuế

Thứ Ba 29/10/2019 , 14:30 (GMT+7)

Khối doanh nghiệp phân bón kiến nghị để họ “được vào” diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức đóng thuế 5% trong khi họ đang thuộc diện miễn thuế VAT từ nhiều năm nay khiến nhiều người chưa hiểu rõ chính sách này tỏ ra vô cùng ngạc nhiên.

Vì sao lại có điều nghịch lý về chính sách như vậy?
 

Gặp bất lợi vì được miễn thuế VAT

Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế, gọi là Luật số 71, năm 2014 quy định phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) đã và đang gây nhiều bức xúc đối với người nông dân và cả doanh nghiệp.

 

Bởi, khi nằm trong nhóm không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, doanh nghiệp phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng. Mà thực tế, giá thành của mặt hàng tăng cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp bất lợi trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu, khách hàng là nông dân sẽ phải mua sản phẩm với giá cao. Chính câu chuyện tưởng như có lợi (miễn thuế VAT) lại làm cho doanh nghiệp phân bón chịu thêm nhiều sức ép từ cải thiện năng lực cạnh tranh và không có tác dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Thực tế, tại nhiều doanh nghiệp phân bón đang có tình trạng buộc phải giảm công suất, giảm sản lượng và thiệt hại nhiều tỷ đồng vị không được khấu trừ, hoàn thuế.

Tại Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM), lãnh đạo công ty cho biết, mỗi năm Đạm Cà Mau không được khấu trừ mỗi năm gần 350 tỉ đồng tiền thuế, và doanh nghiệp này buộc phải "khấu trừ" vào giá bán. 

Hay tại Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo), từ năm 2015 đến nay khi phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế VAT, doanh nghiệp không được khấu trừ gần 1.000 tỷ đồng tiền thuế và doanh nghiệp buộc phải khấu trừ vào giá bán nên khách hàng- người nông dân bị chịu thiệt.

Quy định miễn thuế VAT đang không hề có lợi cho cả doanh nghiệp phân bón và người nông dân, ông Nguyễn Hạc Thúy, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam nhìn nhận.

Theo ông Thúy, doanh nghiệp sản xuất phân bón đầu tư gồm xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị… và các chi phí này đều có thuế VAT nhưng lại không được khấu trừ thuế này. Điều này khiến doanh nghiệp phải tính luôn vào giá thành, và nông dân phải mua với giá cao. Điều này được các công ty phân bón lớn như Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Ba Con Cò…. xác nhận.
 

Muốn đóng thuế VAT mức 5% để có động lực tăng trưởng

Một số doanh nghiệp lo ngại chính sách thuế như hiện tại sẽ khiến ngành phân bón kinh doanh giật lùi. Bởi doanh nghiệp không muốn đầu tư, càng đầu tư hiện đại, giá thành càng cao, khả năng thu hồi vốn thấp trong khi chi phí đầu tư tính vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp gặp khó trong áp lực cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

Chính sách thuế VAT hiện nay không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới trong sản xuất, dễ dẫn tới bị lạc hậu trong thời cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc loại bỏ thuế VAT cũng làm giảm đóng góp thuế của doanh nghiệp phân bón cho Ngân sách Nhà nước. Trong khi chi phí doanh nghiệp tăng lên nhưng nguồn thu nhà nước lại giảm đi là một sự lãng phí.

Để hỗ trợ nông dân, khuyến khích ngành nông nghiệp phát triển bền vững Hiệp hội phân bón đề nghị Quốc hội, Chính phủ thay đổi chính sách VAT với phân bón là áp mức 5% thay vì phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế như hiện nay. 

Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho rằng, việc đánh thuế VAT 5% đối với phân bón là để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghệ. Việc thay đổi này sẽ giúp cho nhiều bên có lợi: doanh nghiệp có động lực thúc đẩy sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón hữu cơ, giảm giá thành sản phẩm; nông dân được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng, ngân sách Nhà nước có thêm khoản thu thuế từ khối doanh nghiệp phân bón.

Trên thế giới, rất nhiều nước quy định thuế VAT ở mức cao đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón. Như tại Pháp đang áp dụng thuế VAT với phân bón là 20%, còn Na Uy là 25%...

Nghịch lý xin được đóng thuế VAT của doanh nghiệp phân bón, thực chất là nhu cầu thiết thực để doanh nghiệp ngành này có thêm động lực tăng trưởng trong dài hạn, đầu tư công nghệ để phát triển tốt hơn, đem lại lợi ích cho nông dân.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất