| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu thí điểm phương án thu thuế, phí phương tiện phát sinh nhiều khí thải gây ô nhiễm

Thứ Năm 14/11/2024 , 21:10 (GMT+7)

Sự kiện diễn ra vào ngày 14/11 do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; UBND TP. Hà Nội đồng chủ trì.

Hội nghị thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các đô thị. Ảnh: K.Trung.

Hội nghị thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các đô thị. Ảnh: K.Trung.

Người gây ô nhiễm sẽ bị thu thuế, phí 

Theo Bộ TN-MT, ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề thách thức không chỉ riêng của Việt Nam mà còn là vấn đề nổi cộm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt là hai đô thị lớn Hà Nội và TP. HCM, trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng. Có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (ngưỡng giá trị AQI) đã lên đến mức xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Hội nghị đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam cần tập trung triển khai trong thời gian tới, gồm:

Nhóm các giải pháp về chính sách, tập trung vào các chính sách về thuế bảo vệ môi trường (BVMT), phí BVMT đối với khí thải; chính sách cho vay, hỗ trợ, ưu đãi cụ thể, khả thi đối với “chuyển đổi xanh”; chính sách ưu đãi, hỗ trợ (về thuế nhập khẩu) đối với các thiết bị, công nghệ xử lý hoặc giảm thiểu phát sinh khí thải; chính sách ưu đãi hỗ trợ đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường được tái chế từ sản phẩm thu hồi như phụ phẩm nông nghiệp.

Nhóm các giải pháp về kỹ thuật, thực hiện theo đúng lộ trình chuyển đổi công nghệ của các nhà máy (nhiệt điện) sử dụng nhiều nguyên liệu thô, phát thải nhiều sang công nghệ sử dụng ít nguyên liệu, phát thải thấp; tăng tỷ lệ cây xanh đô thị nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển “rừng trong thành phố”. Thực hiện khẩn trương công tác kiểm kê nguồn thải và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải; triển khai các biện pháp giám sát nguồn thải lớn thông qua hệ thống quan trắc tự động và kết nối dữ liệu online.

Việc tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh (AQI) cần được thực hiện nghiêm túc và kịp thời nhằm công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí. Đồng thời, cần nhanh chóng tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo về chất lượng không khí để giảm thiểu những tổn thất của nền kinh tế, ảnh hướng tới các hoạt động xã hội và thiệt hại về sức khỏe con người.

Ô nhiễm không khí tại TP. Hà Nội có những thời điểm lên tới mức cực đoan. Ảnh: Báo Lao động.

Ô nhiễm không khí tại TP. Hà Nội có những thời điểm lên tới mức cực đoan. Ảnh: Báo Lao động.

Đối với nhóm các giải pháp về quản lý, kiểm soát các nguồn thải, các địa phương cần khẩn trương rà soát lại để có lộ trình di dời các cơ sở thuộc nhóm phát sinh khí thải lớn ra khỏi khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, trong đó có các làng nghề quanh khu vực ngoại thành Hà Nội và phụ cận; phân vùng để điều tiết hoạt động giao thông vào giờ cao điểm; kiểm soát thật chặt các hoạt động vận tải, vận chuyển vật liệu xây dựng; nghiên cứu giải pháp giao thông đi chung xe tại các đô thị lớn; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đốt phụ phẩm nông nghiệp, đã đến lúc cần xử lý nghiêm các hành vi đốt rác thải, phụ phẩm nông nghiệp trái các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhóm các giải pháp truyền thông, cộng đồng, các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin kịp thời và chính xác tới người dân nhằm có biện pháp hữu hiệu để hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ, nhưng không làm xáo trộn các hoạt động kinh tế - xã hội, gây dư luận hoang mang; Nhóm các giải pháp về nguồn lực, kinh tế: tập trung quan tâm, đầu tư nguồn lực cho kiểm soát ô nhiễm các nguồn tác động đến chất lượng môi trường không khí, đặc biệt là biện pháp kỹ thuật về quan trắc môi trường, kiểm soát nguồn thải, bổ sung cây xanh, rửa đường...

Về lâu dài, cần có đề án chuyển đổi hệ thống giao thông xanh, phát triển giao thông công cộng với lộ trình thực hiện sớm nhất. Nghiên cứu, thí điểm phương án thu thuế, phí với những phương tiện/nguồn thải phát sinh nhiều khí thải gây ô nhiễm (người gây ô nhiễm trả tiền); thu phí đối với phương tiện cá nhân khu vực nội thành, giờ cao điểm…

Bảo vệ sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Ưu tiên chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách”.

Bộ trưởng TN-MT Đỗ Đức Duy: 'Lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu'. Ảnh: K.Trung.

Bộ trưởng TN-MT Đỗ Đức Duy: "Lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu". Ảnh: K.Trung.

Hiện nay, công tác kiểm soát, quản lý chất lượng không khí vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự đoàn kết vì mục tiêu chung. Bởi ô nhiễm không khí không theo địa giới hành chính, ô nhiễm không khí không phải trách nhiệm của riêng từng Bộ, từng ngành hay từng Địa phương, mà bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông dẫn số liệu: toàn thành phố có 10 khu công nghiệp, 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô. Thành phố mỗi ngày tiêu thụ ước tính khoảng 80 triệu KWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu…, chưa kể tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát đang diễn ra thường xuyên trên địa bàn thành phố… “Đây chính là những nguồn phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí", ông Đông nói.

Trước thực trạng đó, UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí. Điển hình, đã xoá bỏ hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xoá bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày đạt trên 90% ở tất cả các khu vực trên địa bàn Thủ đô, triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí…

Với tinh thần đó, Hà Nội đã trình Quốc hội ban hành Luật Thủ đô, trong đó có khoản a điều 28 quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp để hạn chế phương tiện giao thông ô nhiễm môi trường, nhằm cải thiện chất lượng không khí và ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035.

Các kết quả theo dõi cho thấy, ô nhiễm tập trung vào hàm lượng bụi, trong đó có bụi mịn (PM2.5), đối với các thông số khác NO2, O3, CO, SO2 đều đạt giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Giá trị bụi PM2,5 quan trắc tại các khu vực trên cả nước có sự phân hóa mạnh giữa các vùng, miền. Giá trị bụi PM2,5 cao nhất tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Hồng, kế tiếp là khu vực TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh. Giá trị bụi PM2,5 thấp nhất tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Xem thêm
Hơn 220 đại biểu dự Đại hội các dân tộc tỉnh Yên Bái

YÊN BÁI Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết giữ gìn bản sắc văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Luật Thủ đô - Những chính sách đặc thù, vượt trội: [Bài 1] Làm rõ 4 quan điểm lớn

Luật Thủ đô tạo ra một hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khai thác và phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của Thủ đô.