Liên tiếp những ngày gần đây, ô nhiễm không khí của Hà Nội đang ở mức nghiêm trọng, thành phố đã đặt ra mục tiêu kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, giám sát, cảnh báo chất lượng không khí để cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Chất lượng không khí ở Hà Nội suy giảm nghiêm trọng
Liêntiếp những ngày gần đây, ô nhiễm không khí của Hà Nộiđang ở mức nghiêm trọng, giải pháp của thành phố đặt mục tiêu kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, giám sát, cảnh báo chất lượng không khí để cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồngđể ứng phó tình trạng "chất lượng không khí đang có chiều hướng suy giảm trên diện rộng”
Theo Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi PM2.5 gây ra đang ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại kinh tế cho người dân thủ đô.
Theo nhận định của các chuyên gia, từ nay cho đến mùa mưa (khoảng tháng 5), Hà Nội có thể tiếp tục đối mặt với các đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thường tập trung vào thời kỳ không khí lạnh suy yếu, hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra khiến chất ô nhiễm không phát tán được.
TS.BS NGUYỄN TIẾN DŨNG - Trưởng khoa Hô hấp - Dị ứng, BV Hữu Nghị Việt - Xô
Đến nay, Hà Nội chưa kiểm kê tổng thể các nguồn phát thải vào không khí. Tuy nhiên, tổng hợp từ nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới cho thấy bụi mịn PM 2.5, PM 10 có nguồn phát thải chính từ phương tiện giao thông đường bộ và bụi đường. Trong đó, nguồn giao thông chiếm 66,3% đối với PM 2.5 và hơn 54% đối với PM 10. Ngoài ra, đốt rơm rạ ngoài trời và hoạt động công nghiệp cũng được xác định là nguồn phát thải lớn hai loại bụi này.
Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát nguồn phát sinh khí thải, giám sát, cảnh báo chất lượng không khí để cải thiện môi trường, giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Cụ thể, thành phố phấn đấu đến năm 2030, 75%-80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình.
Bà LƯU THỊ THANH CHI - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Được biết, những giải pháp hiện tại đều không thể giải quyết vấn đề ô nhiễm trong một sớm một chiều, do đó các cơ quan chức năng và giới chuyên gia cũng thường xuyên khuyến cáo người dân, đặc biệt cư dân tại các đô thị ô nhiễm nghiêm trọng như Hà Nội, cần chủ động theo dõi, cập nhật tình hình chất lượng không khí từ các nguồn uy tín của Chính phủ để bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện và vận hành ổn định, liên tục hệ thống quan trắc chất lượng không khí nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho người dân trên địa bàn Thủ đô.