| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân làm du lịch

Thứ Sáu 30/08/2019 , 13:15 (GMT+7)

Các làng chài Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) vốn rất heo hút, hoang sơ. Nhờ được thiên nhiên ban tặng cảnh quan quyến rũ, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, khám phá.

18-28-58_1
Những chiếc bè nổi đón du khách đến Hòn Khô.

Có cầu ắt có cung, nhiều ngư dân “bỏ thuyền, bỏ biển” ở nhà làm du lịch phục vụ du khách.
 

Tận tình phục vụ

Giữa tháng 8 vừa qua, chúng tôi có được những ngày cuối tuần rảnh rổi nên rủ nhau du lịch biển một chuyến. Chỉ 1 cuộc điện thoại chừng vài phút là bạn tôi đã “chốt” xong tour với dịch vụ du lịch Hoàng Đạt ở xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn).

Đây là dịch vụ “bao trọn gói”, từ đưa khách đi tham quan, lượn ngắm san hô đến thưởng thức những món đặc sản biển. Chúng tôi đi tour lặn ngắm san hô ở Hòn Khô. Di chuyển ra đến Nhơn Lý, chúng tôi được xe điện của dịch vụ đưa ra bến ca nô. Sau hơn 2 phút trên chiếc ca nô cao tốc, chúng tôi ra đến Hòn Khô và được đưa lên chiếc bè nổi để thay đổi “xiêm y” cho phù hợp với người đi lặn biển.

Thấy có khách mới, quanh những chiếc bè nổi lập tức xuất hiện những chiếc mô tô nước trông rất “hoành tráng”. Cầm lái những chiếc mô tô nước là những ngư dân trai tráng, nước da sạm màu nắng gió. Vốn là những người từng “ăn đằng sóng, nói đằng gió”, lênh đênh trên những chiếc tàu cá vươn khơi xa, nên khi điều khiển những chiếc mô tô nước, các tay lái như đã quen thuộc với sóng gió, “đánh võng” chiếc mô tô trên biển với những khúc lượn đẹp mắt, trông rất hấp dẫn.

Không cưỡng được, chúng tôi tự “phát sinh” ngay 1 dịch vụ khác ngoài tour, là đi dạo biển bằng mô tô nước với giá 200.000đ/suất 2 người đi. Sau chừng 10 phút ngồi sau chiếc mô tô nước của chàng ngư dân đi quanh biển Hòn Khô với những vòng lượn ngoạn mục, chúng tôi trở về chiếc bè nổi với vẻ mặt đầy mãn nguyện, bởi đã thỏa được máu mê cảm giác mạnh.

Sau khi “tung hoành” trên mô tô nước, chúng tôi đeo kiếng lặn vào và bắt đầu cuộc “thám hiểm” những rạn san hô đẹp kỳ vĩ nằm dày dưới đáy biển Hòn Khô.
 

Bỏ biển lên bờ vẫn năng động

Về lại Nhơn Lý, chúng tôi được dịch vụ Hoàng Đạt cho ăn bữa trưa với những món đặc sản “không thể chê vào đâu”, gồm: Cháo nhum, súp rong biển nấu tôm, hàu sữa nướng, sìa hấp, bào ngư, tôm hùm và lẫu cá đặc sản.

Ngụp lặn với biển đã đời, bụng đã vơi, nên chúng tôi thưởng thức những món đặc sản biển với mọi cung bậc của cảm xúc, nhất là khi tất cả những món kể trên đều được chế biến từ nguyên liệu tươi roi rói.

Bạn đồng tour Nguyễn Đức Thọ tiết lộ: “Tất cả những người phục vụ cho những tour du lịch ở đây hầu hết đều xuất thân là ngư dân. Khi khách du lịch ngày càng tìm về với biển nhiều hơn, nhiều ngư dân các làng chài đã bỏ hẳn nghề đi biển, ở hẳn trên bờ cùng vợ làm dịch vụ du lịch. Những người không có vốn thì làm những việc như lái ca nô, hướng dẫn du khách lặn biển cho các dịch vụ. Những quán ăn ở đây đều lấy hải sản từ những tàu đánh bắt gần bờ tối đi sáng về nên sản phẩm rất tươi”.

18-28-58_4
Khách du lịch lặn ngắm san hô dưới đáy biển Hòn Khô.

Anh Trần Thanh Tịnh (41 tuổi), ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, tâm sự: “Gắn bó với nghề đi biển suốt mấy chục năm qua, nên khi phục vụ du lịch cũng có nhiều thuận lợi. Hiện tour du lịch “Thiên đường của biển” do chúng tôi tổ chức đi Hòn Sẹo với giá 250 ngàn đồng/khách, bãi Kỳ Co với giá 300 ngàn đồng/khách.

Sau khi dùng ca nô chở khách đến điểm du lịch, chúng tôi cử một vài người ở lại chế biến một hai món chính như bạch tuộc nướng, bào ngư nướng mỡ hành cho khách sau thi tắm biển xong lên nhâm nhi trước. Sau đó, cho tàu chở anh em ngư dân đi lặn bắt các loại ốc, cá đem đồ tươi sống về chế biến nhiều món cho khách ăn”.

Một điều dễ nhận thấy là những người làm du lịch ở xã Nhơn Lý hầu hết xuất thân từ ngư dân, nay chuyển sang đưa đón khách du lịch nên vẫn giữ bản tính hiền lành, chất phác và nhiệt tình. Chủ của chiếc ca nô mang tên Phát Triển là chàng thanh niên Võ Ngọc Triển (20 tuổi), làm ca nô du lịch là mô hình khởi nghiệp được chàng trai làng chài này lựa chọn.

Võ Ngọc Triển cho biết, từ hai năm trước, khi khách du lịch bắt đầu đổ về Nhơn Lý, anh đã cùng cha mẹ mạnh dạn theo đuổi dịch vụ kinh doanh du lịch này. Đến nay, gia đình anh đã có 2 chiếc ca nô, đợt cao điểm phục vụ hàng trăm lượt khách du lịch mỗi ngày.

“Vào mùa hè, mỗi ngày ở đây đón khoảng 1.000 du khách đi chơi ở bãi Kỳ Co, Eo Gió và một số đảo lân cận. Địa phương khuyến khích ngư dân phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã có 50 chiếc tàu của 30 hộ ngư dân chuyên chở khách du lịch tham quan các điểm như Kỳ Co, Hòn Sẹo, Bãi Dứa và Eo Gió, tạo đà phát triển cho địa phương theo hướng thương mại, dịch vụ du lịch”, ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, cho biết.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm