| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Cho doanh nghiệp lấy nước đập dâng ô nhiễm để dân dùng

Thứ Ba 21/07/2020 , 07:01 (GMT+7)

Mặc dù nước đập dâng Ngàn Trươi đang ô nhiễm nhưng Hà Tĩnh vẫn “liều lĩnh” cấp giấy phép cho một nhà máy dùng nguồn nước này sản xuất nước sạch bán cho người dân.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép cho Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh trong bối cảnh chất lượng nước đập dâng Vũ Quang và hồ Ngàn Trươi chưa được xác định có đảm bảo an toàn hay không. Ảnh: Thanh Nga. 

UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép cho Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh trong bối cảnh chất lượng nước đập dâng Vũ Quang và hồ Ngàn Trươi chưa được xác định có đảm bảo an toàn hay không. Ảnh: Thanh Nga. 

Ngày 16/7/2020, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký giấy phép số 2232/GP-UBND, cho phép Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh, có địa chỉ tại đường Nguyễn Hoàng Từ, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh được khai thác, sử dụng nước mặt ở đập dâng Vũ Quang (hay còn gọi đập dâng Ngàn Trươi), để sản xuất nước sạch cấp cho nhân dân thị trấn Vũ Quang và các vùng lân cận.

Phương thức khai thác, sử dụng: Nước mặt từ đập dâng Ngàn Trươi được bơm cưỡng bức vào bể chứa nước thô, sau đó được bơm lên hệ thống xử lý nước, từ đây nước được bơm về bể chứa nước sạch, sau công đoạn khử trùng, nước được bơm vào mạng phân phối đến người sử dụng.

Lưu lượng khai thác 500m3/ngày đêm và thời hạn giấy phép đến hết ngày 11/2/2025.

Sau khi giấy phép trên ban hành, Báo NNVN nhận được nhiều ý kiến bức xúc, phản đối của dư luận. Họ cho rằng, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quá “liều lĩnh” khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp lấy nguồn nước ô nhiễm để cấp nước sinh hoạt cho người dân ở thời điểm này.

Bởi chỉ cách đây không lâu, chính ông Đặng Ngọc Sơn công bố, hiện tượng nước đập dâng chuyển màu nâu đỏ trong hơn một năm qua là do hàm lượng sắt vượt ngưỡng và nguyên nhân do “đáy lòng hồ Ngàn Trươi chứa thành phần sắt sa khoáng, mùn thực vật đang phân hủy”, mà lòng hồ chính là nơi cấp nguồn xuống đập dâng Ngàn Trươi.

Văn bản của Bộ NN-PTNT khẳng định, nước lòng hồ Ngàn Trươi chỉ đảm bảo cấp nước tưới tiêu, thủy lợi, không đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Ảnh: Thanh Nga.

Văn bản của Bộ NN-PTNT khẳng định, nước lòng hồ Ngàn Trươi chỉ đảm bảo cấp nước tưới tiêu, thủy lợi, không đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Ảnh: Thanh Nga.

“Chất lượng nước nguồn (lòng hồ Ngàn Trươi) hiện chưa ổn và tại đập dâng, nước thải từ Nhà máy chế biến gỗ Thanh Thành Đạt, bệnh viện, các trang trại chăn nuôi… cũng đổ dồn vào đây nên việc lấy nguồn nước này xử lý để cấp nước sạch cho dân là rất nguy hiểm”, một cán bộ công tác trong ngành thủy lợi xin dấu tên nói.

Vị này cũng cho rằng, UBND tỉnh cấp giấy phép cho Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh thời điểm này là “rất nhạy cảm, không phù hợp”, chẳng khác gì “cấp thuốc độc cho người khác”.

Trong cuộc làm việc với Báo NNVN mới đây, ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4) – Bộ NN-PTNT thừa nhận: “Chất lượng nước lòng hồ Ngàn Trươi sau khi tích nước chỉ đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi; chưa đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho mục đích sinh hoạt”.  Nội dung này cũng đã được Bộ NN-PTNT gửi đến UBND tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 10/4/2020.

“Đề nghị UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ TN-MT kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng nước của hồ Ngàn Trươi theo nội dung trên”, công văn của Bộ NN-PTNT nêu.

Nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh Nguyễn Đình Dũng cho rằng: “Sắt đã vượt ngưỡng là không dùng được (cấp nước sinh hoạt) và không ai dùng từ vượt ngưỡng không đáng kể (!)”. Cũng theo ông Dũng, nếu chất lượng nước lòng hồ Ngàn Trươi đảm bảo cấp nước tưới tiêu, thủy lợi thì chỉ cấp nước tưới tiêu, thủy lợi, không được cấp nước sinh hoạt.

Như vậy, việc UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép cho doanh nghiệp sử dụng nước đập dâng Ngàn Trươi xử lý để cấp cho dân ở thời điểm này dư luận đánh giá là “quá liều”, không khác gì “đánh cược” sức khỏe của người dân với nguồn nước chưa có giải pháp xử lý ô nhiễm.

Không ít hộ dân ở thị trấn Vũ Quang bỏ dùng nước máy sau khi chứng kiến nước đập dâng Ngàn Trươi đổi màu bất thường. Ảnh: Thanh Nga.

Không ít hộ dân ở thị trấn Vũ Quang bỏ dùng nước máy sau khi chứng kiến nước đập dâng Ngàn Trươi đổi màu bất thường. Ảnh: Thanh Nga.

Trao đổi với NNVN vào sáng 20/7, ông Võ Ngọc Vinh, Giám đốc Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh thông tin, do giấy phép cũ hết hạn nên công ty làm hồ sơ xin cấp giấy phép mới để khai thác nước đập dâng Ngàn Trươi sản xuất nước sạch bán cho hơn 300 hộ dân ở thị trấn Vũ Quang.

Về công nghệ, hiện Nhà máy nước Vũ Quang (trực thuộc Công ty CP cấp nước Hà Tĩnh) vẫn sử dụng công nghệ truyền thống, dùng bể lắng lọc và hóa chất như Soda, Clo để xử lý nước.

Khi được hỏi vì sao nước đập dâng Ngàn Trươi đang ô nhiễm mà công ty vẫn xin cấp phép sử dụng nguồn nước này cấp nước sinh hoạt?  Ông Vinh cho biết: “Với những thông số hiện nay nắm được (các chỉ số sắt, COD vượt ngưỡng) nhà máy có thể xử lý và đang nằm trong tầm kiểm soát nên không có gì đáng ngại”.

Tuy nhiên, về lâu dài, ông Vinh thừa nhận nguồn nước này “nguy cơ có nhiều tạp chất vượt ngưỡng cao hơn”. Đặc biệt, lâu nay Nhà máy đang lấy nước ở tầng đáy đập dâng Ngàn Trươi nên tính ổn định của nước thô không cao, không an toàn(!).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm