| Hotline: 0983.970.780

Người dân tự ý phá bỏ vườn cao su

Thứ Tư 23/10/2019 , 08:40 (GMT+7)

Cty TNHH MTV Cà Phê Việt Đức là đơn vị thành viên của TCty Cà phê Việt Nam, đóng chân trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, với tổng diện tích đất 1.491,08ha.

17-08-06_co_su
Người dân tự ý phá bỏ vườn cây cao su.

Năm 1993, Xí nghiệp liên hiệp Cà phê Việt Đức (nay là Cty TNHH MTV Cà phê Việt Đức) tổ chức triển trai dự án trồng 123,62ha cao su với hình thức liên kết, Cty bỏ đất ra để trồng cây cao su và cung cấp cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật. Hộ nhận khoán chịu trách nhiệm trồng mới, chăm sóc và kinh doanh vườn cây cao su đúng theo quy trình kỹ thuật theo sự hướng dẫn của Cty.

Từ năm 2001 đến năm 2017, Cty đã tổ chức giao nhận khoán vườn cây theo Nghị định của Chính phủ và được người lao động nhất trí cao. Hơn 90% người lao động ký hợp đồng giao nhận khoán và thực hiện. Hai bên đã thống nhất giá trị vườn cây khi đến thời điểm thanh lý, tỷ lệ gỗ cao su Cty được hưởng 25%, người lao động 75%. Hiện nay, vườn cây trong giai đoạn cuối chu kì kinh doanh, Cty đang tiến hành làm thủ tục trình cơ quan chủ quản xin thanh lý vườn cây và trồng tái canh.

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Cty Cà phê Việt Đức cho biết, từ năm 2018 đến nay do việc lây lan tâm lý tại một số doanh nghiệp khu vực lân cận, giá đất và một số cây ăn trái tăng cao nên hiện tượng chống khoán, chống quản, không tuân thủ quy định của doanh nghiệp, tự ý chặt phá vườn cây để trồng tiêu và cây ăn trái, tình trạng sang nhượng trái phép ngày càng tăng.

Mới nhất là vụ việc ngày 29/7, ba hộ nhận khoán cao su gồm bà Nguyễn Thị Hiền đã tự ý chặt và bán 231 cây, hộ Trương Thị Nhung chặt 228 cây, hộ Nguyễn Duy Hưng chặt 260 cây.

Theo ông Bình, mặc dù Cty đã phối hợp với công an xã Ea Ktur giải thích, lập biển bản yêu cầu ngừng việc chặt phá cây cao su nhưng họ không hợp tác.

Trước tình hình trên, Cty đã đề nghị ngành chức năng của huyện Cư Kuin phối hợp xử lý nhưng họ thách thức, tiếp tục chặt phá vườn cây, ngoài ra còn kêu gọi, lôi kéo một số hộ nhận khoán, một số dân ở khu vực khác đến tụ tập đông người gây áp lực số đông, lấy cớ vườn cây kém hiệu quả, thiếu đất canh tác, yêu cầu Cty phải cho họ tự khai thác bán vườn cây để lấy đất tự canh tác.

Trước tình hình trên, mới đây, Cty đã tổ chức đối thoại với các hộ nhận khoán. Tại cuộc đối thoại với người lao động, Cty đã chứng minh, người lao động mới trả được 31,6% chi phí đầu tư cho Cty. Ngoài ra, trong hợp đồng cũng quy định rõ, tỷ lệ tài sản gỗ cao su khi thanh lý là người lao động 75%, công ty 25%.

Việc chặt phá vườn cây cao su có biểu hiện lây lan làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, qua vụ việc xảy ra là hành động có tổ chức của một số nhóm người cấu kết với nhau để tổ chức lôi kéo, kích động một số hộ nhận khoán hành động chống đối lại Cty với hình thức: không tuân thủ quy định, hợp đồng giao nhận khoán của Cty, không nộp sản phẩm khoán, không nộp tiền thuê đất, chiếm đoạt, phá hoại tài sản vườn cây, tự ý chuyển đổi cây trồng với mục đích cuối cùng khi Cty không đủ khả năng xử lý, chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn họ sẽ chiếm đoạt toàn bộ đất đai mà họ nhận khoán.

Mặc dù Cty đã tuyên truyền vận động, giải thích các hộ đã tự ý chặt phá vườn cây cao su nhưng các hộ không tuân thủ và tiếp tục vi phạm. Đến nay, các hộ trên đã chặt phá toàn bộ diện tích vườn cao su nhận khoán khoảng 2ha.

Theo ông Bình, để ngăn chặn sự lây lan, phá hoại và chiếm đoạt vườn cây, tụ tập đông người, tránh điểm nóng làm mất an ninh trật tự trên địa bàn và ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị, Cty đã kiến nghị TCty Cà phê Việt Nam làm việc với chính quyền địa phương, Công an tỉnh, Công an huyện Cư Kuin hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn xử lý dứt điểm các vụ việc trên.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm