| Hotline: 0983.970.780

Người Mông Mù Cang Chải đón Tết Độc lập

Thứ Bảy 02/09/2023 , 11:18 (GMT+7)

Yên Bái Gần 1 tháng sau những đau thương vì mưa lũ, những ngày đầu tháng 9 lịch sử này, người Mông ở Mù Cang Chải lại nô nức với các hoạt động đón Tết Độc lập.

Bài liên quan

Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có gần 70.000 người, trong đó người dân tộc Mông chiếm 92%, tập trung sinh sống ở 14 xã, thị trấn. Trong tâm thức của đồng bào Mông ở đây, ngày Tết độc lập 2/9 có ý nghĩa rất quan trọng, ai cũng phấn khởi, tự hào khi được sống trong hòa bình, độc lập, tự do.

Trong tiếng khèn, tiếng nhạc rộn rã, ông Giàng A Pàng ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cùng các thành viên trong gia đình cùng nhau xuống núi đi chơi Tết Độc lập. Ông và những người dân ở đây vẫn nhắc, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9, từ đây, đồng bào cả nước nói chung và đồng bào Mông nói riêng đã chính thức có thêm một cái Tết mới, đó là Tết Độc lập. Tết này là dịp bà con cảm ơn Đảng, Nhà nước và tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu đã giúp người dân cả nước nói chung và người Mông nói riêng có được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Tết Độc lập ở huyện Mù Cang Chải được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Ảnh: Thanh Tiến.

Tết Độc lập ở huyện Mù Cang Chải được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Giàng A Pàng phấn khởi nói: “Tết Độc lập rất quan trọng bởi đây là cái tết mang đến ánh sáng cho người Mông chúng tôi. Hàng năm bà con ai cũng mong chờ đến ngày Tết này để cùng được gặp nhau vui chơi. Cùng với Tết cổ truyền thì Tết Độc lập là 2 dịp Tết quan trọng và vui nhất để người Mông chúng tôi xuống phố biểu diễn văn nghệ, tham gia thể thao. Từ đó thắt chặt tình đoàn kết và thể hiện niềm tự hào với sự đổi thay của bản làng, quê hương”.

Người Mông ở Mù Cang Chải tham gia hoạt động diễu diễn trên đường với các tiết mục đặc trưng của dân tộc mình. Ảnh: Thanh Tiến.

Người Mông ở Mù Cang Chải tham gia hoạt động diễu diễn trên đường với các tiết mục đặc trưng của dân tộc mình. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Trong ngày Tết Độc lập, từ sáng sớm, khắp các ngả đường, thôn bản xa xôi, có những nơi cách xa hàng chục km, người già, trẻ nhỏ, gái, trai… mỗi người một tâm trạng, hăm hở hướng về trung tâm huyện để cùng nhau vui hội. Trong khi các nam thanh niên tập trung về những nơi bằng phẳng để biểu diễn những điệu múa khèn Mông say đắm lòng người, thể hiện sự đoàn kết, vui tươi của cả cộng đồng trước sự đổi thay của quê hương, đất nước thì chị em phụ nữ thường đến chợ mua sắm những món đồ trang sức và gặp gỡ bạn bè; nhiều tốp nam nữ thì cùng nhau vui chơi các trò chơi, hoặc tụ họp, chuyện trò, hỏi thăm nhau...

13 đoàn của 13 xã trong huyện biểu diễn nghệ thuật trên đường với sự cổ vũ của đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Thanh Tiến.

13 đoàn của 13 xã trong huyện biểu diễn nghệ thuật trên đường với sự cổ vũ của đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Thanh Tiến.

Trước đây, Tết Độc lập chưa được huyện tổ chức nên người Mông ở Mù Cang Chải có khi phải đi cả trăm cây số tới các huyện bạn như Than Uyên (Lai Châu), Mường La (Sơn La), thậm chí sang cả cao nguyên Mộc Châu để đón Tết Độc lập. Nhưng từ năm 2019 trở về đây, dịp này, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc, tạo điều kiện cho bà con vui chơi, giao lưu, gặp gỡ.

Ông Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải đốt lửa trại khai mạc vòng múa xòe. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải đốt lửa trại khai mạc vòng múa xòe. Ảnh: Thanh Tiến.

Năm nay, Tết Độc lập diễn ra khi công tác khắc phục hậu quả mưa lũ xảy ra hồi đầu tháng 8 đang được địa phương triển khai hoàn tất. Chương trình nghệ thuật chào mừng Tết Độc lập diễn ra vào 20 giờ tối mùng 1/9 với chủ đề “Rạng rỡ quê hương” và diễu diễn “Người Mông xuống phố”, trong các ngày từ 1 - 4/9, trên địa bàn huyện còn diễn ra nhiều hoạt động như tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian; hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc, cùng với đó là nhiều hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.

Người dân và du khách nắm tay nhau nhảy điệu múa xòe thể hiện tình đoàn kết. Ảnh: Thanh Tiến.

Người dân và du khách nắm tay nhau nhảy điệu múa xòe thể hiện tình đoàn kết. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, các dân tộc huyện Mù Cang Chải cùng muôn triệu người con đất Việt đã sát cánh bên nhau giương cao cờ đỏ sao vàng, vượt muôn vàn gian khó, vừa kiến quốc, vừa kháng chiến, đấu tranh giành độc lập, thống nhất giang sơn Tổ quốc.

Huyện Mù Cang Chải từ một huyện nghèo nàn lạc hậu, thiếu đói quanh năm, bằng sự quyết tâm, đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực,vượt khó, nay đã từng bước vươn lên, phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no hơn, đời sống tinh thần được chăm lo, hạnh phúc hơn. Đặc biệt, trận mưa lũ xảy ra vào đầu tháng 8 vừa qua đã làm các xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, ước tính thiệt hại gần 400 tỷ đồng.

Các cô gái người Mông trong trang phục rực rỡ sắc màu xuống núi tham dự ngày Tết Độc lập. Ảnh: Thanh Tiến.

Các cô gái người Mông trong trang phục rực rỡ sắc màu xuống núi tham dự ngày Tết Độc lập. Ảnh: Thanh Tiến.

Đến nay, huyện đã cơ bản khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động trở lại bình thường, người dân vùng lũ ổn định cuộc sống, tiếp tục tăng gia sản xuất, các trường học đã sẵn sàng đón khai giảng năm học mới đúng lịch cùng với học sinh cả nước.

Các chàng trai, cô gái người Mông tham gia trò chơi ném Pao. Ảnh: Thanh Tiến.

Các chàng trai, cô gái người Mông tham gia trò chơi ném Pao. Ảnh: Thanh Tiến.

Xuyên suốt chương trình nghệ thuật trong dịp Tết Độc lập với chủ đề “Rạng rỡ quê hương” sẽ gồm các tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi huyện vùng cao Mù Cang Chải. Đặc biệt, tại chương trình “Vui hội mùa vàng”, nhân dân và du khách đã được thưởng thức các tiết mục hát, múa sôi động thể hiện sự phát triển của quê hương vùng cao Mù Cang Chải hòa mình trong các giai điệu Sắc vàng Mù Cang Chải; Múa khèn; Mùa vui mở hội; Thu vàng Mù Cang Chải…

Nhiều trò chời dân tộc được tổ chức trong dịp Tết Độc lập tại Mù Cang Chải. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhiều trò chời dân tộc được tổ chức trong dịp Tết Độc lập tại Mù Cang Chải. Ảnh: Thanh Tiến.

Cũng nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Tết Độc lập 2/9 và lễ hội mùa vàng năm 2023, huyện Mù Cang Chải tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc, phong phú từ ngày 1/9 đến 4/9 như thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian; hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc trên địa bàn huyện; một số hoạt động trải nghiệm mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong huyện, đặc biệt là dân tộc Mông.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm