| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ bột thịt xương nhập lậu

Thứ Hai 05/02/2018 , 13:30 (GMT+7)

Hiệp hội TĂCN Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan chức năng phản ánh về tình trạng nhập lậu bột thịt xương từ Campuchia về Việt Nam, có nguy cơ gây dịch bệnh và mất ATTP.

07-18-57_nguy-co-mt-ttp-tu-bot-thit-xuong-nhp-lu
Chăn nuôi heo ở Đồng Nai

Theo Hiệp hội TĂCN Việt Nam, trung bình mỗi năm Việt Nam NK khoảng trên dưới 400.000 tấn bột thịt xương làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều lô bột thịt xương NK có vấn đề về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng. Cuối năm 2016, nhiều lô bột thịt xương NK về cảng Cát Lái (TP. HCM) đã bị buộc phải tái xuất do sai phạm về nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo chất lượng làm thức ăn gia súc.

Sau đó, dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gốc, chất lượng bột thịt xương NK, nhưng theo phản ánh của các DN gửi về Hiệp hội TĂCN Việt Nam, một số công ty vẫn đang tìm mọi cách NK những lô hàng bột thịt xương có vấn đề về nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo chất lượng.

Đáng lưu ý nhất là việc nhập lậu bột thịt xương từ Campuchia. Tại các tỉnh phía Nam, trong thời gian qua, đã xuất hiện một số lượng không nhỏ bột thịt xương, được nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam. Nhiều DN đang chào bán mặt hàng này mà không có hóa đơn, chứng từ. Tháng 10/2017, Công an Tây Ninh đã bắt giữ nhiều xe tải đang chở bột thịt xương nhập lậu từ Campuchia.

Nguồn tin từ các DN cho hay, bột thịt xương nhập lậu từ Campuchia có nguồn gốc ở châu Âu. Hiện nay, để ngăn chặn bệnh bò điên, bột thịt xương NK có lẫn bột thịt xương loài nhai lại (trâu, bò...) không được sử dụng làm TĂCN tại châu Âu. Các nước châu Âu chỉ cho phép dùng bột thịt xương có lẫn bột thịt xương loài nhai lại làm phân bón hữu cơ, và cũng không cho đi các nước khác. Do đó, ở châu Âu đang tồn động một lượng bột thịt xương không nhỏ. Do đó, để giải quyết hàng tồn đọng, có thể các DN châu Âu đã liên kết với một số DN Việt Nam đưa bột thịt xương có lẫn bột thịt xương loài nhai lại từ châu Âu vào Campuchia rồi đưa qua đường tiểu ngạch về Việt Nam.

Một số nguồn tin cho hay, bột thịt xương có nguồn gốc từ châu Âu đang được chào bán rất rẻ, với giá khoảng 40 - 60 USD/tấn. Trong khi đó, bột thịt xương đạt tiêu chuẩn làm TĂCN, được NK từ Mỹ, Úc, các nước Nam Mỹ..., giá tới 400 - 500 USD/tấn. Vì sự chênh lệch giá quá lớn như trên, nhiều DN đã cố tình nhập lậu bột thịt xương có nguồn gốc từ châu Âu để trục lợi.

Bên cạnh đó, Hiệp hội TĂCN cũng bày tỏ sự lo ngại về việc nhiều lô hàng bột thịt xương được cấp phép NK theo dạng tạm nhập tái xuất, có thể đã không được XK sang nước thứ ba mà tuồn vào tiêu thụ ở Việt Nam. Bằng chứng là một số DN đang giao bán bột thịt xương không có hóa đơn, chứng từ. Từ đầu năm 2017 đến nay, tại cảng Hải Phòng, có rất nhiều lô hàng bột thịt xương heo và gia cầm NK được khai trong hồ sơ có xuất xứ từ Ý và Áo. Nhưng 2 nước này lại không có nhiều bột thịt xương heo và gia cầm để XK. Vì vậy, một câu hỏi đang được đặt ra là có hay không việc nhiều lô hàng bột thịt xương có nguồn gốc từ những nước khác, đã được gian lận hồ sơ nguồn gốc xuất xứ để được NK vào Việt Nam?

Chính vì vậy, Hiệp hội TĂCN Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ mặt hàng bột thịt xương nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu sản xuất TĂCN, giảm thất thoát ngoại tệ qua biên giới, tạo điều kiện cho ngành sản xuất bột các trong nước phát triển để thay thế bột thịt xương NK. Quan trọng hơn, việc kiểm soát chặt chẽ bột thịt xương sẽ góp phần ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh bò điên từ châu Âu, qua đó đảm bảo ATTP, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Mấy tháng trước, vào ngày 31/8/2017, Cục Chăn nuôi cũng đã có công văn gửi các tổ chức kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu và các đơn vị NK TĂCN gia súc, gia cầm, về việc kiểm tra chặt bột thịt xương nhập khẩu làm TĂCN gia súc, gia cầm. Theo đó, Cục Chăn nuôi cho biết trên thị trường đang có nhiều dấu hiệu xuất hiện sản phẩm bột thịt xương không đảm bảo chất lượng sử dụng làm nguyên liệu TĂCN gia súc, gia cầm.

 

Xem thêm
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 sẽ đạt 7,2 tỷ USD

Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Vinacoco nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

Sau khi nhận giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2022, Công ty Thực phẩm Vinacoco, thành viên của GC Food Group, lại tiếp tục được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.