| Hotline: 0983.970.780

Nhà trường và doanh nghiệp cùng nhau đóng góp thay đổi diện mạo ngành thủy sản

Thứ Tư 11/10/2023 , 22:19 (GMT+7)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và STP Group sẽ cùng nhau phát huy thế mạnh của mình, đóng góp tích cực vào công cuộc thay đổi diện mạo ngành thủy sản Việt Nam.

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng STP Group đã tổ chức lễ ký kết hợp tác.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc STP Group chia sẻ những nội dung hai đơn vị sẽ hợp tác trong thời gian tới. Ảnh: Trung Quân.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc STP Group chia sẻ những nội dung hai đơn vị sẽ hợp tác trong thời gian tới. Ảnh: Trung Quân.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc STP Group cho biết, tập đoàn đã và đang đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp, các ngư hộ 28 tỉnh ven biển trong việc phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Trong những năm qua, tập đoàn không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới mang tính tối ưu cho tập quán của từng vùng nuôi như lồng tròn HDPE, cụm lồng vuông HDPE, cụm lồng chữ nhật HDPE, lồng HDPE lắp ghép, lồng phao hạ tầng HDPE, lồng khối HDPE…

Tính đến nay, các sản phẩm hạ tầng cho nuôi trồng thủy hải sản mang thương hiệu STP Group đã có mặt tại hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, phục vụ đa dạng cho nuôi cá hồ thủy điện, nuôi vịnh kín, nuôi gần bờ và nuôi biển xa bờ. Trên con đường hiện thực hóa một tương lai xanh của ngành thủy sản Việt Nam, tập đoàn đã bắt tay hợp tác thực hiện các dự án ESG với kỳ vọng góp phần cải thiện môi trường biển và thay đổi diện mạo nghề nuôi biển ở các địa phương.

Trong chương trình hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hai bên thống nhất sẽ cùng nhau đóng góp tích cực vào công cuộc thay đổi diện mạo ngành thủy sản Việt Nam. Hợp tác liên doanh, liên kết trong xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, dự án nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới vật liệu xanh HDPE trong nuôi trồng thủy sản. Hợp tác triển khai các thử nghiệm, dự án sử dụng sản phẩm HDPE phục vụ cấp thoát nước hạ tầng và nuôi trồng thủy sản trên biển.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chương trình hợp tác của 2 đơn vị sẽ được triển khai bằng những việc làm cụ thể, hàng năm sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm. Ảnh: Trung Quân.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chương trình hợp tác của 2 đơn vị sẽ được triển khai bằng những việc làm cụ thể, hàng năm sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo, chuyển giao tài liệu, kỹ thuật... đối với các vấn đề có liên quan đến thiết kế, lắp đặt và sử dụng vận hành lồng HDPE trong nuôi trồng thủy hải sản; các sản phẩm HDPE phục vụ cấp thoát nước hạ tầng. Đồng thời, tập đoàn sẽ tạo điều kiện cho sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động đào tạo và tiếp nhận thực hành, thực tập. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau hợp tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm khoa học công nghệ thông qua các triển lãm, hội thảo, phương tiện thông tin, ấn phẩm…

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị có bề dày truyền thống về công tác đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản tại nhiều quốc gia trên thế giới, cùng bề dày kinh nghiệm trong việc thực hiện thành công nhiều đề tài quan trọng liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam và hợp tác với các tổ chức quốc tế.

Trong định hướng phát triển của mình, nhà trường luôn chú trọng xây dựng những chuỗi liên kết hợp tác có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để đưa các kết quả nghiên cứu vào áp dụng rộng rãi trên thực tế thông qua năng lực của các doanh nghiệp, phục vụ cho sự phát triển của lĩnh vực thủy sản nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung.

Hai đơn vị cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mình, cùng nhau đóng góp tích cực vào công cuộc thay đổi diện mạo ngành thủy sản Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.

Hai đơn vị cam kết sẽ phát huy thế mạnh của mình, cùng nhau đóng góp tích cực vào công cuộc thay đổi diện mạo ngành thủy sản Việt Nam. Ảnh: Trung Quân.

Trên cơ sở đó, chương trình hợp tác của nhà trường với STP Group sẽ được triển khai bằng những việc làm cụ thể, hàng năm sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết cho những năm tiếp theo.

Chứng kiến lễ ký kết hợp tác của hai đơn vị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, hiện tại nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng vẫn đang còn thiếu. Do đó, sự phối hợp, đồng hành giữa nhà trường và doanh nghiệp là một hướng đi hứa hẹn sẽ mang lại những đột phá trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, cũng như đưa nhanh các tiến bộ mới vào sản xuất.

Tuy nhiên, để làm được điều này cả hai đơn vị phải thực sự có trách nhiệm với những nội dung mà mình đã cam kết; phát huy hết thế mạnh của mình bằng những hành động cụ thể để xây dựng mối hợp tác ngày càng bền chặt. Từ đó, cùng nhau đóng góp tích cực vào sự phát triển nền nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, giá trị gia tăng cao.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Rạng sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hãy để khoa học gặp gỡ cuộc sống

Chia sẻ với các nhà khoa học ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở, đừng dừng lại ở mục tiêu nghiên cứu mà hãy nhìn về lợi ích của nông dân.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Bộ TN-MT phản hồi về đề xuất dẫn nước sông Hồng cải tạo sông Tô Lịch

Bộ TN-MT cho rằng, đề xuất bổ cập nước sông Hồng sang sông Tô Lịch là rất cần thiết, cấp bách nhưng giải pháp này chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy.