| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá chạch lấu và thát lát VietGAP trên sông Hậu thu 5 tỷ đồng/năm

Thứ Bảy 27/07/2024 , 16:32 (GMT+7)

Cần Thơ Theo ông Bon, bình quân mỗi năm nuôi cá thát lát khoảng 600 tấn, còn cá chạch lấu khoảng 15-17 tấn/năm, sau khi trừ hết chi phí gia đình lãi khoảng 5 tỷ đồng/năm. 

Ông Lý Văn Bon, ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đang sở hữu 30 bè gỗ nuôi cá nước ngọt, có tổng diện tích 7.000 m2 nằm giữa dòng sông Hậu với nhiều loại cá đặc sản và quý hiếm như: thát lát cườm, chạch lấu, cá hô, tra dầu, cá vồ đém, cá éc, cá cầy, cá heo, mè hôi…

Ông Lý Văn Bon, ở phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đang sở hữu 30 bè gỗ nuôi cá nước ngọt, có tổng diện tích 7.000 m2 nằm giữa dòng sông Hậu với nhiều loại cá đặc sản và quý hiếm như: thát lát cườm, chạch lấu, cá hô, tra dầu, cá vồ đém, cá éc, cá cầy, cá heo, mè hôi…

Trong số các loại cá nuôi trong lòng bè gỗ, ông Bon còn nuôi số lượng lớn chiếm tới 60-70% là cá thát lát và chạch lấu thương phẩm đã đạt tiêu chuẩn VietGAP phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong số các loại cá nuôi trong lòng bè gỗ, ông Bon còn nuôi số lượng lớn chiếm tới 60-70% là cá thát lát và chạch lấu thương phẩm đã đạt tiêu chuẩn VietGAP phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo ông Bảy Bon, thát lát cườm vốn là loài thủy sản được người dân ở ĐBSCL nuôi trong ao đầm nên số lượng không nhiều, ông đã thử sức đưa cá thát lát xuống nuôi trên dòng nước chảy. Cá được sống trong môi trường gần như tự nhiên, độ sâu, dòng nước chảy chuẩn, độ pH từ 7-8%, độ kiềm từ 120-150 ppm, nước ít bị ô nhiễm nên giúp cá mau lớn mà thịt rất ngon.

Theo ông Bảy Bon, thát lát cườm vốn là loài thủy sản được người dân ở ĐBSCL nuôi trong ao đầm nên số lượng không nhiều, ông đã thử sức đưa cá thát lát xuống nuôi trên dòng nước chảy. Cá được sống trong môi trường gần như tự nhiên, độ sâu, dòng nước chảy chuẩn, độ pH từ 7-8%, độ kiềm từ 120-150 ppm, nước ít bị ô nhiễm nên giúp cá mau lớn mà thịt rất ngon.

Với ưu điểm cá thát lát là loại thịt dai, giòn, ngọt và thơm đặc trưng nên loại cá này rất thích hợp để làm chả, món đặc sản 'hạng sang' của người miền Tây từ trước tới nay.

Với ưu điểm cá thát lát là loại thịt dai, giòn, ngọt và thơm đặc trưng nên loại cá này rất thích hợp để làm chả, món đặc sản “hạng sang” của người miền Tây từ trước tới nay.

Khi thu hoạch lượng cá tươi này chủ yếu cung cấp cho các đại lý, thương lái ở TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Còn số lượng còn lại được chế biến thành chả cá thát lát cung ứng cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật, Úc... 

Khi thu hoạch lượng cá tươi này chủ yếu cung cấp cho các đại lý, thương lái ở TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Còn số lượng còn lại được chế biến thành chả cá thát lát cung ứng cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật, Úc... 

Hiện nay, ông Bảy Bon còn đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thát lát như: Ướp muối sả, rút xương, chả cá. Sản phẩm được đóng gói, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu HACCP, cung cấp khắp các tỉnh, thành trong và ngoài nước. 

Hiện nay, ông Bảy Bon còn đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thát lát như: Ướp muối sả, rút xương, chả cá. Sản phẩm được đóng gói, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu HACCP, cung cấp khắp các tỉnh, thành trong và ngoài nước. 

Bên cạnh nuôi cá thát lát, ông Bảy Bon còn thả nuôi 40.000 con chạch lấu theo hướng VietGAP, đàn cá dự kiến cuối năm sẽ thu hoạch. Hiện giá cá chạch lấu trên thị trường khoảng 220.000 - 250.000 đồng/kg.

Bên cạnh nuôi cá thát lát, ông Bảy Bon còn thả nuôi 40.000 con chạch lấu theo hướng VietGAP, đàn cá dự kiến cuối năm sẽ thu hoạch. Hiện giá cá chạch lấu trên thị trường khoảng 220.000 - 250.000 đồng/kg.

Chạch lấu (tên khoa học Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục, vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng.

Chạch lấu (tên khoa học Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục, vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng.

Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá chạch lấu là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.

Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá chạch lấu là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.

Cá chạch lấu nuôi trong bè gỗ tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 150 - 250 gram/con, dài 18 - 25 cm. Còn sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng từ 450 - 500 gram/con và dài 35 - 40 cm.

Cá chạch lấu nuôi trong bè gỗ tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 150 - 250 gram/con, dài 18 - 25 cm. Còn sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng từ 450 - 500 gram/con và dài 35 - 40 cm.

Cá chạch lấu thành thục và sinh sản sau 2 - 3 năm nuôi, con đực thường lớn hơn con cái. Con cái có sức sinh sản 4.500 - 7.500 trứng/lần, trứng có kích thước nhỏ, màu vàng.

Cá chạch lấu thành thục và sinh sản sau 2 - 3 năm nuôi, con đực thường lớn hơn con cái. Con cái có sức sinh sản 4.500 - 7.500 trứng/lần, trứng có kích thước nhỏ, màu vàng.

Nuôi loại cá này trên sông có ưu thế là có dòng nước chảy, nước sạch, không ô nhiễm nên đàn cá phát triển tốt, lượng hao hụt gần như không đáng kể. 

Nuôi loại cá này trên sông có ưu thế là có dòng nước chảy, nước sạch, không ô nhiễm nên đàn cá phát triển tốt, lượng hao hụt gần như không đáng kể. 

Theo ông Bon, bình quân mỗi năm nuôi cá thát lát xuất bán khoảng 600 tấn, còn cá chạch lấu khoảng 15-17 tấn/năm, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông Bon lãi khoảng 5 tỷ đồng/năm.  

Theo ông Bon, bình quân mỗi năm nuôi cá thát lát xuất bán khoảng 600 tấn, còn cá chạch lấu khoảng 15-17 tấn/năm, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông Bon lãi khoảng 5 tỷ đồng/năm.  

Xem thêm
Xuất khẩu nông sản - điểm sáng kinh tế nông nghiệp tháng 9/2024

Xuất khẩu nông sản - điểm sáng kinh tế nông nghiệp tháng 9/2024. Hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 địa phương khắc phục ảnh hưởng bão số 3. Kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình. Nhiều tuyến đường ở An Giang bị ngập sâu.

Tiêu úng, cứu cây trồng sau siêu bão - Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hai khách mời: Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai TP Hải Phòng và ông Vũ Xuân Hạnh - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, cùng bàn về giải pháp tiêu úng, cứu cây trồng sau bão.

Kiểm soát chặt hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã

Quảng Bình Nghề nuôi nhốt động vật hoang dã ở huyện Bố Trạch đang phát triển mạnh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm soát chặt hoạt động này.

Trồng hữu cơ, tăng liên kết vùng để phát triển ca cao

Để tăng chất lượng cho ca cao và đáp ứng với những quy định xuất khẩu mới, người dân và doanh nghiệp cần trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ và liên kết sản xuất.

Bình luận mới nhất