| Hotline: 0983.970.780

Nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý đê điều

Thứ Sáu 05/10/2012 , 10:05 (GMT+7)

UBND cấp huyện, cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về đê điều?

* UBND cấp huyện, cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về đê điều?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Đê điều năm 2006, trong việc quản lý nhà nước về đê điều, UBND cấp huyện, cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. UBND cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;

b) Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;

d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;

e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. UBDN cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;

b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;

c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;

đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

Ninh Thuận: Thêm 84 sản phẩm được công nhận OCOP

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt hạng OCOP từ 3 - 4 sao.