| Hotline: 0983.970.780

Nhiều điểm mới trong chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 27/06/2019 , 18:09 (GMT+7)

Theo quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ của Nhà nước khi tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi ở thời điểm hiện tại là 25.000 đồng/kg đối với lợn thịt, lợn con các loại và 30.000 đồng/kg đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra, khảo sát các mô hình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

Ngày 27/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

Điểm mới của quy định lần này là lợn thuộc các đơn vị trong quân đội cũng nằm trong diện được hỗ trợ.

Cũng theo Quyết định 793/QĐ-TTg, đối tượng hỗ trợ bao gồm người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, HTX sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (gọi chung là cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi (ASF).

Quy định hỗ trợ đối với doanh nghiệp chăn nuôi vừa và nhỏ dựa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ là công ty con hoặc công ty có vốn chi phối của doanh nghiệp lớn) theo mức: 8.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại và mức 10.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Mức hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bảo hiểm (nếu có).

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ là công ty con hoặc công ty có vốn chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ, kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31/12/2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng, diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

Điểm mới tại Quyết định số 793/QĐ-TTg là quân đội và doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc diện được hỗ trợ

Về nguồn hỗ trợ, đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ thiệt hại.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc trình HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương (200.000 đồng/người/ngày làm việc; 400.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết)…

Thủ tưởng Chính phủ cũng giao Bộ NN-PTNT, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, khẩn trương tổ chức thực hiện, phối hợp bố trí đề xuất nguồn vốn, nhất là nguồn vốn thực hiện Dự án nâng cấp 2 phòng thí nghiệm thú y quốc gia an toàn sinh học cấp độ 3 trở lên.

Thủ tướng cũng giao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp, giám sát việc thực hiện hỗ trợ theo Quyết định này.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm