| Hotline: 0983.970.780

Những điểm tránh nóng cho người lao động nghèo ở Hà Nội

Thứ Năm 15/08/2019 , 17:06 (GMT+7)

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội đang thí điểm sử dụng xe buýt lưu động kết hợp dựng nhà bạt làm điểm nghỉ ngơi, hỗ trợ y tế cho những người phải làm việc ngoài trời dưới thời tiết nắng nóng "như đổ lửa".  

Những ngày qua, Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ chạm ngưỡng 39 - 42 độ C. Người lao động thường xuyên phải vất vả chống chọi với cái nắng chói chang.
Một điểm tránh nóng được Hội Chữ thập đỏ Hà Nội lập tại sân đình Hoàng Cổ Nhuế (299 Trần Cung) đón người dân, tiểu thương, người qua đường... vào nghỉ ngơi miễn phí.
Tháng 7 vừa qua, 2 điểm tránh nóng miễn phí được thử nghiệm tại phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã phục vụ cho trên 500 người lao động ngoài trời, là người bán hàng rong, xe ôm, người giao hàng, thợ xây...
 Tại đây, người dân được phát nước mát, khăn lạnh, quạt giấy hoàn toàn miễn phí. Mỗi nhà bạt trang bị hệ thống quạt hơi nước, đảm bảo nền nhiệt độ khoảng 35 độ C.
Những chiếc quạt hơi nước giúp điều hòa không khí dễ chịu hơn trong tiết trời oi nóng hơn 40 độ C
Chị Nguyễn Thị Tình, một tiểu thương buôn bán gần điểm tránh nóng, chia sẻ: "Mấy ngày nay nắng nóng đỉnh điểm, người tôi mệt nhoài, chẳng buồn ăn uống, nhất là buổi trưa. May quá có điểm tránh nắng này, vừa có nước mát, vừa có khăn lạnh, quạt phun hơi nước... Tình nguyện viên và các bác ở hội chữ thập đỏ phường rất nhiệt tình, vui vẻ".
Người lao động tới đây được hướng dẫn tìm hiểu một số cách tránh nóng và đảm bảo sức khỏe khi thời tiết nắng nóng.
Dự án này được hỗ trợ bởi Hội chữ thập đỏ Đức cùng với sự phối hợp của Viện Khoa học khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Hà Nội trực tiếp tổ chức thực hiện thí điểm trên một số tuyến phố tập trung đông những người lao động. Trong ảnh là hệ thống phun sương hơi nước tạo đổ ẩm trong không khí.
Các bảng hướng dẫn quy trình tránh nóng được treo và hướng dẫn cho người lao động.  Tại các nhà tránh nóng sẽ có các tình nguyện viên và nhân viên y tế túc trực để hưỡng dẫn, giúp đỡ người dân và hỗ trợ y tế trong trường hợp cần thiết như sốc nhiệt, say nắng...
Ngoài ra dự án cũng triển khai xe buýt lưu động để phục vụ người dân. ảnh 11: Trên những chiếc xe buýt này, người dân cũng được phát khăn lạnh, nước mát, bình đựng nước miễn phí tiện dụng. Từ 9h đến 14h mỗi ngày, chiếc xe đi đến những điểm tập trung đông người lao động như chợ, cổng bệnh viện, bến xe...Hiện Hà Nội triển khai 3 xe buýt lưu động, phục vụ khoảng 300 người lao động/ngày.

 

Xem thêm
Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc

Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc. Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Ủng hộ hơn 1.000 quyển sách hưởng ứng ngày hội đọc sách. Trang trại nông nghiệp tuần hoàn với diện tích 130 ha.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Video: Tàu du lịch chở người nước ngoài va chạm phà trên sông Tiền

An Giang Vụ tai nạn giữa tàu du lịch va chạm với phà đang đưa khách qua sông xảy ra khoảng 17h25 ngày 19/4, trên sông Tiền, thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương khiến 3 người bị thương nặng, trong đó có 2 du khách nước ngoài.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm