| Hotline: 0983.970.780

Những đổi thay mạnh mẽ ở Trung du miền núi phía Bắc

Thứ Hai 08/11/2021 , 08:55 (GMT+7)

Những tác động mang tính dẫn đường chỉ lối của Nghị quyết 37-NQ/TW đã làm thay đổi rất lớn khu vực Trung du miền núi phía Bắc, khu vực nghèo nhất đất nước.

                           

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW làm việc tại Yên Bái. Ảnh: Hồng Duyên.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW làm việc tại Yên Bái. Ảnh: Hồng Duyên.

 Những thước đo, minh chứng cụ thể về sự đổi thay

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW vừa làm việc với tỉnh Yên Bái về tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 1/4/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW và ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chủ trì.

Theo những số liệu tại buổi làm việc, khu vực Trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên và 13% dân số cả nước, có 30 đồng bào dân tộc chung sống, trong đó hơn 63% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có điều kiện kinh tế chậm phát triển, vẫn là vùng nghèo nhất nước, cơ cấu chuyển dịch kinh tế chậm, hạ tầng yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp…

Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái: Nghị quyết 37-NQ/TW đúng nghĩa dẫn lối chỉ đường. Ảnh: Bảo Khang.

Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái: Nghị quyết 37-NQ/TW đúng nghĩa dẫn lối chỉ đường. Ảnh: Bảo Khang.

Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định, Nghị quyết 37-NQ/TW và Kết luận 26 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 là rất tích cực.

Đó thực sự là cơ sở chính trị hết sức quan trọng, đúng nghĩa dẫn lối chỉ đường cho cả hệ thống chính trị tập trung trí tuệ nguồn lực để tập trung mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du miền núi phía Bắc.

“Những quan điểm đúng đắn đã tạo ra Sơn La là vựa trái cây, Yên Bái là thủ phủ quế, Lào Cai trung tâm công nghiệp, luyện kim lớn của đất nước... Có thể nói rằng nguồn lực vùng, nguồn lực trung ương và nguồn lực huy động từ những nguồn khác đã thay đổi bộ mặt vùng Trung du miền núi phía Bắc khủng khiếp.

So với bản thân nội tại của vùng với nhiều năm trước thì không thể tưởng tượng với những đổi thay ghê gớm. 30 năm tái lập tỉnh Yên Bái và con số thu ngân sách tăng gấp 130 lần là một minh chứng. Cách đây 10 năm không thể nghĩ Yên Bái có huyện Nông thôn mới đến năm 2019 có là một minh chứng. Từ 70% nghèo đói bây giờ còn dưới 5%, hơn 60% nhân lực được đào tạo nghề là minh chứng…

Đó là những thước đo cụ thể và điều quan trọng là Yên Bái cũng như các tỉnh trong vùng đã định vị được mình là ai, ở đâu trong tương quan phát triển vùng và các địa phương khác của cả nước, biết được rằng mình có lợi thế gì, cần gì để phát triển và phát triển theo hướng nào. Tức là nhận diện rõ được tiềm năng lợi thế cũng như khó khăn thách thức”, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái chia sẻ.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái. Ảnh: Bảo Khang.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái. Ảnh: Bảo Khang.

Lấy Yên Bái làm minh chứng, sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW nền kinh tế tỉnh này đã có bước phát triển tích cực, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội...

Quy mô giá thực tế năm 2020 đạt hơn 33,381 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 12 lần so với năm 2004. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,14 triệu đồng, gấp hơn 10 lần, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động hơn 124 nghìn tỷ giai đoạn 2004-2020…

Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của Yên Bái là khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tạo động lực “phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, đổi mới sáng tạo, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”…

Phấn đấu đến năm 2025 quy mô kinh tế đạt 55 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt trên 7 nghìn tỷ đồng.

Theo lãnh đạo tỉnh Yên Bái, để hoàn thiện được những mục tiêu nêu trên, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét việc tiếp tục ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với Đảng đoàn Quốc hội, đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng dân tộc; Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; Chương trình mục tiêu việc làm và an toàn lao động; Chương trình mục tiêu trợ giúp xã hội và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo…

Việc thu hút các nhà đầu tư lớn vào khu vực Trung du miền núi phía Bắc vẫn đang còn những khó khăn. Ảnh: Tùng Đinh.

Việc thu hút các nhà đầu tư lớn vào khu vực Trung du miền núi phía Bắc vẫn đang còn những khó khăn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ở cấp độ vùng, cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, vùng Trung du miền núi phía Bắc vẫn còn vô vàn khó khăn như địa hình phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, trình độ nhân lực còn thấp, hạ tầng thiếu đồng bộ, tư liệu sản xuất thiếu, nguồn lực đầu tư hạn chế, thiếu cơ chế chính sách phát triển vùng…

Từ thực tiễn đó, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái kiến nghị Trung ương sớm phê duyệt quy hoạch và định hướng phát triển vùng và các địa phương trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Liên kết phát triển vùng, đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, cần có đề án tổng thể về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, sớm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, tiếp tục có chính sách ưu tiên về đầu tư, nhân lực cho vùng Trung du miền núi phía Bắc…

Thành công lớn nhất không phải kinh tế mà là tư duy

Tại buổi làm việc với tỉnh Yên Bái, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho biết, Trung du miền núi phía Bắc là vùng phên dậu, là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước.

Và với tư duy dài hơn rừng là kinh tế, là sinh kế của người dân, là xuất khẩu, chế biến, là văn hóa bản sắc dân tộc. Ảnh: Đào Thanh.

Và với tư duy dài hơn rừng là kinh tế, là sinh kế của người dân, là xuất khẩu, chế biến, là văn hóa bản sắc dân tộc. Ảnh: Đào Thanh.

Chính vì vậy, sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW, mục tiêu đặt ra là phải đưa ra được mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới. Qua nghiên cứu báo cáo của tất cả các địa phương có thể thấy Nghị quyết đã rất thành công. Thành công ở đây không chỉ nằm ở khía cạnh kinh tế mà theo quan điểm của chúng tôi, thành công lớn nhất là thay đổi tư duy. Khi xác định được tầm nhìn đúng, tư duy đúng, chiến lược đúng thì vấn đề còn lại chỉ là kỹ thuật.

Trước buổi làm việc với tỉnh Yên Bái, ông Nguyễn Hồng Sơn đã cùng đoàn công tác khảo sát tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Việt Hưng ở xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên.

“Khi quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã lấy nước là trung tâm vậy thì đối với Trung du miền núi phía Bắc trung tâm có phải là rừng không? Nhất là khi kinh tế rừng đã chứng minh hiệu quả rõ rệt. Theo suy nghĩ của tôi giữ được rừng là giữ được đất, nước, môi trường, giữ được dân và quốc phòng an ninh. Và với tư duy dài hơn rừng là kinh tế, là sinh kế của người dân, là xuất khẩu, chế biến, là văn hóa bản sắc dân tộc”, Phó Trưởng ban kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn gợi mở.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, phát triển khu vực Trung du miền núi phía Bắc không phải tỉnh nào cũng giống nhau mà tùy thuộc vào tiềm năng lợi thế của từng tỉnh. Ảnh: Bảo Khang.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, phát triển khu vực Trung du miền núi phía Bắc không phải tỉnh nào cũng giống nhau mà tùy thuộc vào tiềm năng lợi thế của từng tỉnh. Ảnh: Bảo Khang.

Cũng tại buổi làm việc với tỉnh Yên Bái, ông Nguyễn Hồng Sơn đánh giá đây là tỉnh đã thực hiện rất tốt Nghị quyết 37-NQ/TW và Kết luận 26-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, phát triển khu vực Trung du miền núi phía Bắc không phải tỉnh nào cũng giống nhau mà tùy thuộc vào tiềm năng lợi thế của từng tỉnh. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị bàn tròn với lãnh đạo 16 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và góp ý báo cáo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.