| Hotline: 0983.970.780

Thủ phủ tre măng Bát Độ của Trấn Yên

Thứ Năm 04/11/2021 , 10:00 (GMT+7)

YẾN BÁI Với diện tích hơn 1.866ha tre măng Bát Độ, chiếm gần 2/3 diện tích măng toàn huyện, xã Kiên Thành đã trở thành “thủ phủ” tre măng Bát Độ của Trấn Yên (Yên Bái).

Ông Lê Ngọc Phượng khai thác măng Bát Độ bán cho các cơ sở thu mua. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Ông Lê Ngọc Phượng khai thác măng Bát Độ bán cho các cơ sở thu mua. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Trấn Yên (Yên Bái) hiện có 3.000 ha măng tre Bát Độ, trồng tập trung ở các xã Kiên Thành, Hồng Ca, Hưng Khánh và Lương Thịnh, mỗi năm thu khoảng 75.000 tấn măng vỏ, chế biến được 30.000 tấn măng thương phẩm, trong đó xã Kiên Thành chiếm diện tích lớn nhất…

Đến với Kiên Thành những ngày cuối mùa mưa, dọc theo các tuyến đường vào xã chúng tôi bắt gặp những chiếc xe máy đang “cõng” trên mình những bao tải lớn. Bây giờ đang vào vụ thu hoạch tre măng Bát Độ, những chiếc xe nối đuôi nhau chạy vào các cơ sở chế biến trên địa bàn xã.

Ông Hoàng Ngọc Chấn, Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết, toàn xã có 1.866,04ha măng tre Bát Độ, được trồng trên 9 thôn của xã. Các thôn có diện tích trồng nhiều nhất là Đồng Ruộng, Đá Khánh, Yên Thịnh… Năm 2021, xã đã triển khai trồng mới khoảng 36,5ha.

Đồi tre măng Bát Độ xã Kiên Thành. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Đồi tre măng Bát Độ xã Kiên Thành. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Ông Chấn cho biết thêm, năm 2003, khi cây tre măng Bát Độ được đưa vào trồng tại Kiên Thành, lúc đó toàn xã chỉ có 85 hộ tham gia trồng với diện tích 85,8ha. Là cây lần đầu được đưa vào trồng, nên bà con nhân dân còn e ngại chưa biết hiệu quả kinh tế ra sao cũng như kỹ thuật và chăm sóc như thế nào. Được sự giúp đỡ kỹ thuật trồng và chăm sóc của cán bộ Trạm Khuyến nông, người dân đã nắm được các kiến thức cơ bản trồng tre măng Bát Độ.

Sau những khó khăn vất vả ban đầu, những đồi tre xanh mướt dần phủ kín nhiều khoảng đất trống đồi núi trọc. Sau 18 năm, đến nay xã Kiên Thành đã trồng 1.866,04ha, hàng năm người dân không chỉ thu hoạch măng thương phẩm mà còn khai thác củ giống để xuất bán sang các xã lân cận.

Chở măng về các cơ sở chế biến. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Chở măng về các cơ sở chế biến. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Hiện trên địa bàn xã có hơn chục điểm thu mua măng Bát Độ cho hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Vạn Đạt và Công ty Cổ phần Yên Thành.

Gia đình ông Giàng A Sáu, dân tộc Mông ở thôn Đồng Ruộng cho hay, ông là trưởng thôn, nên khi có giống cây trồng mới, ông là một trong những người đầu tiên đăng ký trồng thử. Đất thôn Đồng Ruộng chủ yếu là đất đỏ, khi trồng các cây lâm nghiệp khác như quế, mỡ đều sinh trưởng kém. Tuy nhiên khi trồng tre măng Bát Độ thì không ngờ lại thích nghi và sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Với tổng diện tích khoảng 5ha, năm 2021 gia đình ông thu về khoảng 50 tấn măng, với giá trung bình 4.000 đồng/kg, mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng.

Để phục vụ nhu cầu vận chuyển của gia đình và bà con trong thôn, ông và người con trai đã bàn bạc và mạnh dạn mua một xe tải 2,5 tấn để chở thuê. Nhờ có thu nhập từ cây tre măng Bát Độ, gia đình ông đã sắm được xe hơi. Hiện ông đã khởi công xây dựng một ngôi nhà hai tầng với diện tích sàn 100m2, giá ước tính khoảng 1 tỷ đồng.

Ở thôn Đá Khánh, gia đình anh Dương Phú Nam, dân tộc Dao quần chẹt cũng là một trong những hộ trồng măng từ năm 2003.

Gia đình anh Dương Phú Nam thu mua măng cho Công ty TNHH Vạn Đạt. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Gia đình anh Dương Phú Nam thu mua măng cho Công ty TNHH Vạn Đạt. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Anh Nam cho biết, những ngày đầu mới trồng cây tre măng Bát Độ, do chưa hiểu được đặc tính cây trồng nên vất vả lắm. Cây phát triển kém, không mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều gia đình đã chặt bỏ tre măng Bát Độ để trở lại trồng quế.

Người dân còn nói vui với nhau đây là cây… mắc nợ. Nhưng anh không nản lòng, vẫn chăm sóc và trồng thêm diện tích mới. Nhiều người sau khi phá bỏ cây tre măng để trồng quế đến nay khi nhìn lại những đồi măng tre xanh tốt của gia đình anh Nam đã phải tiếc nuối.

So với trồng với các loại cây khác như keo, quế có chu kỳ từ 7 - 15 năm mới được khai thác, tre Bát Độ lại cho thu nhập hàng năm. Với 3,5ha tre măng, năm nay anh dự kiến thu khoảng 130 - 150 triệu đồng. Ngoài việc trồng tre lấy măng, anh còn nhận làm chi nhánh thu mua măng tại địa phương cho Công ty TNHH Vạn Đạt…

Với tổng diện tích 1.866,04ha, năm 2021 xã Kiên Thành dự kiến thu khoảng 20.800 tấn măng thương phẩm, giá trị ước gần 100 tỷ đồng. Cây tre măng Bát Độ đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, mang lại thu nhập ổn định và hiệu quả kinh tế cho bà con. UBND xã Kiên Thành đã và đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng trồng tre măng Bát Độ trên những diện tích cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất