| Hotline: 0983.970.780

Những mô hình canh tác né hạn: Đậu phộng chinh phục đất lúa

Thứ Hai 16/09/2019 , 10:15 (GMT+7)

Vụ hè thu 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên triển khai mô hình trồng đậu phộng trên đất trồng lúa, màu kém hiệu quả lại thiếu nước tại xã Hòa An (huyện Phú Hòa) và thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân).

Mô hình chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả cao nên thời gian tới, các địa phương tiếp tục nhân rộng.
 

Trên 3 xứ đồng đậu phộng

Mô hình trồng đậu phộng giống TB25 tại xứ đồng Gò Chàm, Soi Dưới, Soi Trên, thuộc thôn Vĩnh Phú, xã Hoà An (huyện Phú Hòa) trên diện tích 8ha, với 48 hộ nông dân tham gia. Trong thời gian sinh trưởng, đậu phộng TB25 có khả năng phân cành cấp 1 nhiều, chống chịu khá tốt với sâu bệnh hại; năng suất thực thu đậu phộng tươi đạt 46 tạ/ha, lợi nhuận bình quân gần 30 triệu đồng/ha.

09-35-31_ho_n

Ông Đặng Minh Nghĩa, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tây Hòa An cho hay: Vùng đất này, trước đây bà con nông dân trồng lúa thì lợi nhuận chỉ đạt 8 triệu đồng/ha, như vậy trồng đậu phộng lợi nhuận cao hơn trồng lúa trên 20 triệu đồng/ha. Đầu ra ổn định, có thương lái tiêu thụ. Không những thế, trồng đậu phộng trả lại đất nguồn dinh dưỡng, dây đậu phộng sau khi thu hoạch làm phân xanh.

Ông Trần Hay, một nông dân tham gia mô hình trồng đậu phộng trên xứ đồng Soi Trên chia sẻ: "Tôi trồng 3 sào (1.500m2) đậu phộng, cuối vụ gia đình tôi thu hoạch nhổ được 279 kg/sào, với giá bán 17.000 đồng/kg, thu trên 4,7 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí từ khi làm đất đến thu hoạch, còn lãi trên 2,1 triệu đồng/sào, với 3 sào tôi thu lãi 6,3 triệu đồng. So sánh với trồng lúa, vùng này lâu nay 3 sào đất nhà tôi bình quân thu 600kg, với giá bán 5.500 đồng/kg thì thu 3, 3 triệu đồng. Đó là chưa trừ chi phí phân thuốc, cày bừa".

Ông Nguyễn Thành Phương, một nông dân tham gia mô hình trồng đậu phộng trên xứ đồng Gò Chàm, cho hay: "Gia đình tôi trồng 3 sào, hôm tổ chức hội nghị tham quan mô hình, nhổ thí điểm 1m2 được 22 bụi, lặc lấy hột cân, quy ra năng suất đạt 220kg đậu tươi/sào. Trước khi trồng, gia đình tôi được nhận hỗ trợ 36kg giống, tương đương mỗi sào 12kg".

Còn bà Bùi Thị Hiền, cũng tham gia trồng đậu phộng trên xứ đồng Soi Dưới, cho hay: "Tôi trồng 2 sào, thu hoạch được gần 5 tạ. Tôi chăm sóc, bón phân theo hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông. Cuối vụ nhổ lên trái sai, hột đậu no. Trước đây tôi trồng đậu phộng nhưng dính lép, hột đậu phộng hơi nghiêng (bị xốp)".
 

Giống TB25, LDH.01 trên Soi Họ

Vụ hè thu 2019, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên triển khai mô hình trồng đậu phộng giống TB25, LDH.01 tại xứ đồng Soi Họ, thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân), trên diện tích 8ha, trong đó giống LDH.01 là 5ha, TB25 là 3ha, với 56 hộ nông dân tham gia.

Tại hội nghị tổng kết tham quan thực tế mô hình trồng đậu phộng tại Soi Họ, nông dân cân đo đong đếm, năng suất thực thu đậu phộng tươi đối với giống LDH.01 đạt 44,4 tạ/ha, giống TB25 là 40 tạ/ha, với giá bán 13.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì lãi ròng đối với giống LDH.01 gần 15 triệu đồng/ha, giống TB25 là 5,7 triệu đồng. Trong khi đó, nếu bà con nông dân trồng bắp lợi nhuận chỉ đạt 2,3 triệu đồng/ha, như vậy trồng đậu phộng lợi nhuận cao hơn trồng bắp từ 3,7 đến 12,7 triệu đồng/ha.

Ông Trần Văn Bình, tham gia mô hình cho hay: "Tôi tham gia mô hình trồng 1 giạ giống (1.000m2). Trước khi xuống giống, tôi được tập huấn kỹ thuật từ khâu cày bừa đất, sạch cỏ dại, bón lót phân chuồng, vôi, phân lân. Bón lót kết hợp với các biện pháp phòng trừ mối, kiến để khi rắc xuống không bị kiến, mối ăn hột giống. Đến khi đậu phộng ra hoa 10-15 ngày, tôi bón vôi, sau đó phun Bidamin 15WP (thuốc ức chế tăng trưởng) để giúp đậu phộng tập trung dinh dưỡng nuôi củ, chắc hột".

09-35-31_l_hi

Bà Đặng Thụ Duyên, Phó chủ tịch UBND thị trấn La Hai cho rằng, mô hình trồng đậu phộng trên đất trồng lúa, màu kém hiệu quả triển khai tại Soi Họ, kết quả năng suất 2 giống đậu phộng lần lượt là TB25 đạt 40, còn LDH.01 đạt 44,4 tạ/ha. Mô hình còn tiết kiệm nước tưới, cải tạo đất, cắt cầu nối sâu bệnh giữa 2 vụ trồng cây màu và giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn tại địa phương. Thông qua mô hình, nông dân nắm bắt kỹ thuật trồng cây đậu phộng giống mới.

Ông Nguyễn Văn Tri, Phó phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân cho biết, mô hình trồng đậu phộng thuộc Dự án “Phát triển vùng chuyên canh đậu phộng ứng phó biến đổi khí hậu gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm". Trồng đậu phộng về mặt chi phí đầu tư cũng tương tự như trồng bắp nhưng đậu phộng có giá bán cao hơn.

Mặc khác, nếu trồng đậu phộng trên nền đất lúa kém hiệu quả giảm được từ 4 - 5 lần tưới tràn/vụ và lượng nước dùng tưới cho đậu phộng giảm từ 60 - 70% so với lúa. Vì vậy, mô hình này không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn tiết kiệm một lượng lớn nước dùng trong công tác tưới tiêu, phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Ông Đào Lý Nhĩ, PGĐ Sở NN-PTNT cho biết, hiện nay Phú Yên là một trong những tỉnh đã và đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Những yếu tố này đã và đang khiến người trồng lúa gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí tăng, hiệu quả thấp.

Nghị quyết số 169/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm nhằm tăng thu nhập cho nông dân.

Đậu phộng là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu để tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng đậu phộng trên vùng đất trồng lúa, màu kém hiệu quả tại Phú Yên có ý nghĩa hết sức quan trọng...

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm