| Hotline: 0983.970.780

Nơi người dân được trang bị loạt 'công cụ' thích ứng thiên tai

Thứ Năm 28/03/2024 , 06:00 (GMT+7)

Hà Giang Việc nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được đẩy mạnh, từng bước giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở huyện nghèo Quản Bạ.

Vấn đề cấp bách

Với đặc điểm là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thời tiết khắc nghiệt, huyện Quản Bạ (Hà Giang) thường xuyên xảy ra thiên tai. Năm 2006, Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Quản Bạ chính thức được lựa chọn làm vùng phát triển số 7A (LRP7A).

Trải qua hơn 17 năm hoạt động, Ban quản lý (BQL) đã tổ chức thành công các lớp tập huấn, truyền thông, hội thi cho cộng đồng, hỗ trợ thực hiện các sáng kiến và cơ sở vật chất phục vụ lớp học với hơn 40.000 lượt người tham gia.

Đặc biệt, Chương trình đã thành lập được 2 hợp tác xã (HTX) do cộng đồng làm chủ, đó là HTX lanh Cán Tỷ, HTX du lịch cộng đồng Nặm Đăm (Quản Bạ Taigoo) đang hoạt động và phát triển tốt.

Những kế hoạch mang tính bao trùm đã được đề ra để đảm bảo giảm thiểu rủi ro thiên tai cho bà con địa phương. Ảnh: Minh Toàn.

Những kế hoạch mang tính bao trùm đã được đề ra để đảm bảo giảm thiểu rủi ro thiên tai cho bà con địa phương. Ảnh: Minh Toàn.

Trong giai đoạn 2018 - 2023, các hoạt động của dự án chủ yếu xoay quanh việc hỗ trợ hành động của người dân cải thiện sinh kế thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu và xây dựng cộng đồng an toàn. Do Quản Bạ là vùng có nhiều thiên tai như lũ, hạn hán, mưa đá… vì vậy việc giảm thiếu rủi ro thiên tai là việc làm có tính cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai còn nhiều khó khăn. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, mặt bằng dân trí chưa cao, đời sống của người dân còn thấp.

“Nhờ sự hợp tác chặt chẽ của tổ chức ActionAid Việt Nam, Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cùng các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là cộng đồng thôn bản trong vùng dự án, nên hoạt động dự án hàng năm đã được triển khai thuận lợi và đạt kết quả cao”, ông Đỗ Quang Dũng (Phó Chủ tịch HĐND huyện Quản Bạ, Hà Giang) cho biết.

Nhiều hệ quả do thiên tai đã được người dân nhận thức đúng sự nguy hiểm và mức ảnh hưởng của nó đến cuộc sống, từ đó có biện pháp đề phòng và giảm thiểu rủi ro.

Anh Lục Chính Huân (55 tuổi, ở xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ) cho biết: "Cứ mưa to là lũ, có năm nhiều thì 2,3 lần. Lũ tràn vào nhà nhiều rồi, thậm chí có nhiều nhà còn đổ tường xuống, người thì không sao nhưng lương thực, tài sản thì thiệt hại rất lớn...".

Công trình cầu vượt lũ ra đời kết nối bà con địa phương khi mùa lũ về. Ảnh: Minh Toàn.

Công trình cầu vượt lũ ra đời kết nối bà con địa phương khi mùa lũ về. Ảnh: Minh Toàn.

Hướng đến việc sống chung với lũ, nhiều công trình đèn đường năng lượng mặt trời đã ra đời. Chúng thường có khả năng phát sáng từ 6 - 7 giờ, tuổi thọ từ 3 - 4 năm, không mất phí duy trì thường niên, không bị ảnh hưởng quá nhiều sau thiên tai.

Ngoài ra, vấn đề phục hồi kinh tế sau lũ cũng là bài toán được đặt ra để tránh "thảm hoạ kép" cho người dân sau lũ. Chính quyền địa phương đã tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân. Nhiều phương án được đề ra như vận động người dân cấy sớm, thu hoạch sớm, tránh thời điểm mùa lũ, trồng cây nông sản ngắn ngày giảm thiểu tác động từ lũ...

Nhiều công trình, cơ sở vật chất giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được đầu tư xây dựng góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, điển hình là cầu vượt lũ thuộc địa bàn xã Tùng Vải giúp bà con "vượt lũ" để phát triển kinh tế, tiếp cận giáo dục thuận tiện hơn.

Chị Vàng Thị Cá (34 tuổi, người dân huyện Quản Bạ) cho biết: "Trước khi có cầu, mùa lũ chẳng ai dám đi qua. Nước lũ dâng ngập cả đường, chỉ có hai thanh sắt để đi thôi... Muốn đi thì phải đi đường vòng thêm khoảng 4km nữa".

Đã có những vụ tai nạn xảy ra do lũ ở khu vực này. Hiện chưa có thiệt hại về người, thế nhưng chẳng ai dám chắc rằng nếu như cây cầu vượt lũ này không được xây dựng thì sẽ còn những tai nạn nào có thể xảy ra trong tương lai.

Xem thêm
Nông nghiệp - PTNT năm 2024: Vượt gian khó lập kỳ tích

14h00 hôm nay (27/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin điểm lại một số dấu ấn nổi bật của ngành trong năm 2024.

Phú Yên mong được hỗ trợ trong các dự án phát triển thủy sản bền vững

Dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại thị xã Sông Cầu và nâng cấp cảng cá Đông Tác là bước tiến giúp Phú Yên phát triển thủy sản bền vững.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.