| Hotline: 0983.970.780

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Thứ Hai 29/04/2024 , 10:39 (GMT+7)

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Từ ngày 26/4 đến nay, 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng xảy ra đợt nắng nóng kỷ lục. Riêng ngày 27, 28/4, nhiệt độ ghi nhận trong nhà tại huyện Hương Khê cao tới 42,6 độ C; huyện Hương Sơn 42,4 độ C.

Từ ngày 26/4 đến nay, 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng xảy ra đợt nắng nóng kỷ lục. Riêng ngày 27, 28/4, nhiệt độ ghi nhận trong nhà tại huyện Hương Khê cao tới 42,6 độ C; huyện Hương Sơn 42,4 độ C.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, đợt nắng nóng này còn kéo dài đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, đợt nắng nóng này còn kéo dài đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ghi nhận tại huyện Hương Sơn, dù thời tiết khắc nghiệt song bà con nông dân vẫn phải ra đường, xuống đồng chật vật mưu sinh.

Ghi nhận tại huyện Hương Sơn, dù thời tiết khắc nghiệt song bà con nông dân vẫn phải ra đường, xuống đồng chật vật mưu sinh.

Bà H., một người dân ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn tranh thủ gửi 2 cháu nội ở nhà hàng xóm đi cắt thức ăn cho bò. Gia đình thuộc diện khó khăn trong xã, dù mệt nhưng bà H. vẫn phải cố gắng chăm đàn bò và mấy con lợn để tới đây bán lấy tiền nộp tiền học cho các cháu.

Bà H., một người dân ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn tranh thủ gửi 2 cháu nội ở nhà hàng xóm đi cắt thức ăn cho bò. Gia đình thuộc diện khó khăn trong xã, dù mệt nhưng bà H. vẫn phải cố gắng chăm đàn bò và mấy con lợn để tới đây bán lấy tiền nộp tiền học cho các cháu.

Giữa cái nắng như thiêu đốt, ông Quý, thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1 kiên trì kéo chiếc xe rong ruổi hết xã này đến xã khác thu mua đồng nát.

Giữa cái nắng như thiêu đốt, ông Quý, thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1 kiên trì kéo chiếc xe rong ruổi hết xã này đến xã khác thu mua đồng nát.

Hương Sơn những ngày này được xem là 'chảo lửa' khi nền nhiệt tăng cao khiến người nông dân vật vã làm việc giữa thời tiết oi bức.

Hương Sơn những ngày này được xem là "chảo lửa" khi nền nhiệt tăng cao khiến người nông dân vật vã làm việc giữa thời tiết oi bức.

Từ 10h đến 16h tại Hà Tĩnh, nền nhiệt ngoài trời đo được luôn vượt ngưỡng 41 - 42 độ C. Người nông dân phải tìm mọi cách chống chọi, thích nghi với nắng nóng.

Từ 10h đến 16h tại Hà Tĩnh, nền nhiệt ngoài trời đo được luôn vượt ngưỡng 41 - 42 độ C. Người nông dân phải tìm mọi cách chống chọi, thích nghi với nắng nóng.

'Từ 4h sáng tôi đã dậy ra đồi hái chè, làm việc đến khoảng 8h tôi về nhà. Thời tiết này chỉ làm việc được ít giờ buổi sáng, còn buổi chiều nhiệt độ tăng cao ở trong nhà cũng nóng hầm hập', bà Nguyễn Thị Thương, trú xã Sơn Kim 2 nói.

“Từ 4h sáng tôi đã dậy ra đồi hái chè, làm việc đến khoảng 8h tôi về nhà. Thời tiết này chỉ làm việc được ít giờ buổi sáng, còn buổi chiều nhiệt độ tăng cao ở trong nhà cũng nóng hầm hập”, bà Nguyễn Thị Thương, trú xã Sơn Kim 2 nói.

Theo bà, mặt trời vừa mọc những đồi chè cũng bắt đầu héo hắt, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch.

Theo bà, mặt trời vừa mọc những đồi chè cũng bắt đầu héo hắt, ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch.

Trong những ngày nắng nóng diện rộng, những người nông dân gắn bó với đồng ruộng lại càng thêm vất vả.

Trong những ngày nắng nóng diện rộng, những người nông dân gắn bó với đồng ruộng lại càng thêm vất vả.

Với người dân vùng nông thôn, nghỉ lễ đối với họ là một điều xa xỉ. 

Với người dân vùng nông thôn, nghỉ lễ đối với họ là một điều xa xỉ. 

Xem thêm
Nông nghiệp, thực phẩm, thủy sản: 3 trụ cột hợp tác Việt Nam - Đan Mạch

Nông nghiệp, thực phẩm, thủy sản: 3 ‘trụ cột’ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch. Tây Ninh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng đến xuất khẩu. Tiền Giang cấp mã số vùng trồng cho hơn 20.400 ha cây ăn quả. Gieo sạ bằng thiết bị bay, giảm lượng giống lúa.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Nuôi biển bền vững để 'mạnh về biển, giàu từ biển'

QUẢNG NINH Tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 32.000ha nuôi trồng thủy sản, tập trung ở 8/13 địa phương, trong đó riêng nuôi biển chiếm 68%. Đặc biệt, bờ biển của tỉnh dài 250km, diện tích mặt biển hơn 6.000km² có thể nuôi nhiều giống hải sản có giá trị kinh tế cao... Đây là lợi thế nổi trội để phát triển các hình thức nuôi lồng bè, nuôi đáy mà rất ít địa phương trong cả nước có được.

Nuôi thủy sản mặn, lợ: Vốn ít, lợi nhuận cao

TP.HCM Nhờ nuôi hàu và cá lồng bè trên mặt nước tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) mà nhiều hộ dân ăn nên làm ra, có thể nhân rộng để phát triển kinh tế địa phương.