| Hotline: 0983.970.780

Đội nắng thu hoạch dứa

Thứ Bảy 26/06/2021 , 20:28 (GMT+7)

THANH HÓA Nông dân Thanh Hóa bước vào mùa thu hoạch dứa. Trên những cánh đồng dứa thị trấn Thống Nhất (Yên Định), thương lái cho xe đến tận các lô, thuê người thu hoạch.

Dứa chính vụ tại Thanh Hóa được mùa, được giá nên nông dân đang tập trung bước vào mùa thu hoạch. dứa. Ảnh: VD.

Dứa chính vụ tại Thanh Hóa được mùa, được giá nên nông dân đang tập trung bước vào mùa thu hoạch. dứa. Ảnh: VD.

Những ngày nắng đỉnh điểm tháng 6, PV có mặt trên cánh đồng dứa thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) để ghi lại hình ảnh vất vả của nông dân thu hoạch dứa.

Cánh đồng dứa tấp nập xe ra vào thu mua đem đi nhập cho các công ty chế biến và đưa vào Nam, ra Bắc tiêu thụ. Ảnh: VD.

Cánh đồng dứa tấp nập xe ra vào thu mua đem đi nhập cho các công ty chế biến và đưa vào Nam, ra Bắc tiêu thụ. Ảnh: VD.

Trên những cánh đống dứa, không khí thu hoạch dứa đã nhộn nhịp, tấp nập xe ra vào.

Dứa đã bắt đầu chín rộ, thương lái cho xe vào tận các lô thu mua, thuê người bốc lên xe đem về nhập cho các công ty chế biến trên địa bàn, đưa vào Nam, ra Bắc tiêu thụ.

Cánh đồng dứa thị trấn Thống Nhất khoảng trên 500 ha, chủ yếu được trồng hai giống dứa Cayenne và Queen.

Đây cũng là hai giống dứa nông dân Thanh Hóa ưa chuộng. Dứa Cayenne có trọng lượng lúc thu hoạch khoảng 1-1,3 kg/quả và Queen có trọng lượng khoảng 0,7-1 kg/quả.

Bốc dứa thuê mùa nắng nóng là công việc nặng nhọc, vất vả. Mỗi người đội trên đầu khoảng 50 kg dứa cho mỗi chuyến bốc. Ảnh: VD.

Bốc dứa thuê mùa nắng nóng là công việc nặng nhọc, vất vả. Mỗi người đội trên đầu khoảng 50 kg dứa cho mỗi chuyến bốc. Ảnh: VD.

Tại Thanh Hóa, dứa thường được trồng vào 2 thời vụ chủ yếu là vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8-9) và kết thúc thu hoạch dứa sau 1 năm trồng.

Gặp hôm nhiều việc, mỗi lao động có thể thu về 400-500 nghìn đồng. Ảnh: VD.

Gặp hôm nhiều việc, mỗi lao động có thể thu về 400-500 nghìn đồng. Ảnh: VD.

Theo kinh nghiệm của người trồng dứa Thanh Hóa, do diện tích dứa trên địa bàn huyện Yên Định nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung rất lớn nên nông dân sẽ trồng thành nhiều trà để thu hoạch cuốn chiếu nhằm tránh cầu vượt cung, giá dứa sẽ thấp.

 Hai giống chủ yếu được trồng tại Thanh Hóa là Cayenne và Queen. Với năng suất 40 tấn/ha, giá dứa dao động từ 4,5-5 nghìn đồng, người trồng dứa có lãi 40-50 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: VD.

 Hai giống chủ yếu được trồng tại Thanh Hóa là Cayenne và Queen. Với năng suất 40 tấn/ha, giá dứa dao động từ 4,5-5 nghìn đồng, người trồng dứa có lãi 40-50 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: VD.

Để hãm tốc độ chín của dứa, nông dân tỉnh Thanh Hóa dùng bạt đen thoáng để che và buộc túm lá dứa vào quả. Việc làm này còn có tác dụng giúp dứa chín một cách tự nhiên, chín đồng loạt và có độ đường cao hơn thông thường, quả dứa sẽ không bị khô, ngọt tự nhiên.

Các đội bốc dứa sau khi hoàn thành thu hoạch, bốc lên xe được các tư thương tính tiền. Đây cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thảnh thơi sau 1 ngày lao động vất vả. Ảnh: VD.

Các đội bốc dứa sau khi hoàn thành thu hoạch, bốc lên xe được các tư thương tính tiền. Đây cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thảnh thơi sau 1 ngày lao động vất vả. Ảnh: VD.

Bình quân, mỗi ha dứa đầu tư khoảng 100 triệu đồng tiền giống, vật tư đầu vào. Sau 1 năm, nếu đạt, năng suất dứa khoảng 35- 40 tấn/ và giá dứa 4 nghìn đồng/kg, nông dân bắt đầu có lãi.

Thanh Hóa hiện có 9 doanh nghiệp thu mua, chế biến dứa. Trong đó có 5 doanh nghiệp hoạt động mạnh, chuyên thu mua dứa cho nông dân. Ảnh: VD.

Thanh Hóa hiện có 9 doanh nghiệp thu mua, chế biến dứa. Trong đó có 5 doanh nghiệp hoạt động mạnh, chuyên thu mua dứa cho nông dân. Ảnh: VD.

Năm nay, cây dứa tại Thanh Hóa đạt năng suất khoảng 40 tấn/ha, giá dứa có thời điểm 8,5 nghìn đồng/kg nhưng cũng có thời điểm chỉ khoảng 3,5 nghìn đồng/kg. Thời điểm giữa đến cuối tháng 6/2021, giá dứa giao động từ 4,5-5 nghìn đồng/kg. Với giá bán này, người trồng dứa có lãi nên nông dân rất phấn khởi.

Thanh Hóa hiện có khoảng trên 3 nghìn ha dứa, tập trung tại các huyện Yên Định, Thạch Thành, Hà Trung, Bỉm Sơn, Ngọc Lặc. Hiện nông dân đã thu hoạch khoảng 2 nghìn ha. Thời điểm này, giá dứa dao động từ 4.500 – 5,5 nghìn đồng/kg và không có tình trạng ế ẩm. Vì thế, những trà đã chín, nông dân khắp các huyện ở Thanh Hóa đang tập trung thu hoạch, xe thương lái thu mua tận các lô.

    Tags:
Xem thêm
187 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng vi phạm Nghị định thư

Việt Nam 187 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng vi phạm Nghị định thư. Nông dân bỏ gieo sạ 180ha lúa do giá dịch vụ bơm nước quá cao. Ra quân diệt chuột, vệ sinh đồng ruộng. Công nhận di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Tổng rà soát các vị trí đê kè sông Hồng xung yếu

Để đảm báo tính mạng và tài sản của người dân trước mùa mưa bão, thành phố Hà Nội sẽ tổng rà soát các vị trí đê kè sông Hồng.

Đẩy nhanh tiến độ dự án hệ thống kênh mương Hồ Ea H'leo 1

Đắk Lắk Các đơn vị thi công đã lắp đặt hơn 5km đường ống chính trên tổng số 8,8km tại dự án hệ thống kênh mương Hồ Ea H'leo 1. Đây là giai đoạn 2 của dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Ea H’leo 1 tại huyện Ea H’leo.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm